Tìm thấy chất cực độc trong nước chạy thận tại Hòa Bình

Google News

Các chuyên gia đầu ngành cho biết, đã tìm thấy fluoride một chất cực độc trong nước chạy thận tại vụ tai biến khiến 18 người sốc phản vệ khi chạy thận tại Hòa Bình.

Liên quan đến vụ tai biến khiến 18 người sốc phản vệ khi chạy thận tại Hòa Bình, sáng 04/7, TS Nguyễn Hữu Dũng - Trưởng khoa Thận nhân tạo, BV Bạch Mai - cho biết, đã tìm thấy chất fluoride trong nước chạy thận. Đây là chất cực độc bị cấm để sục rửa hệ thống RO trên máy chạy thận.
Theo quy định, nồng độ fluoride trong nước chạy thận phải dưới 0,2mg/l. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm mẫu nước chạy thận tại BV Đa khoa tỉnh Hoà Bình sau 2 tuần xảy ra sự cố vẫn ở mức trên 260mg/l.
TS Dũng cho biết, để lọc rửa hệ thống màng lọc RO, hiện thế giới chỉ dùng 3 hoá chất: Formandehyt, javen và peracetic acid. Tuy nhiên, quá trình kiểm tra đã phát hiện fluoride trong nước chạy thận tại BV Đa khoa tỉnh Hòa Bình. Đây là chất cấm trong y học. Y văn chưa bao giờ ghi dùng nước này để lọc rửa các máy chạy thận.
Theo phân tích của TS Dũng, fluoride là hoá chất cực độc, dùng làm chất tẩy rửa trong công nghiệp, tuyệt đối không dùng trong y tế. Việc có fluoride xuất hiện với nồng độ cao trong mẫu nước là do được đưa vào từ quá trình xử lý nước, không phải tự nhiên.
Đánh giá tác hại của chất fluoride khi chạy thận, GS Nguyễn Gia Bình - Trưởng khoa Hồi sức tích cực, BV Bạch Mai - cho biết, với ngưỡng này có thể gây tử vong tức thì, phá huỷ hồng cầu, tê liệt tế bào, thậm chí có thể gây mục xương trong thời gian ngắn. Hoá chất này không được phép dùng trong y tế.
Tim thay chat cuc doc trong nuoc chay than tai Hoa Binh
 
Nói rõ hơn về việc bác sĩ có thể phát hiện được chất fluoride không, TS Dũng cho hay, thông thường, xét nghiệm vi sinh 1 tháng mới làm 1 lần, xét nghiệm lý hoá làm 1-2 lần/năm và xét nghiệm độc tố được tiến hành kiểm tra trước khi chạy thận. Trong các xét nghiệm, chỉ có xét nghiệm độc tố có kết quả ngay, xét nghiệm vi sinh cần 3-7 ngày, xét nghiệm lý hoá cần 10-14 ngày. Do đó, giả sử hôm đó bác sĩ trực có làm xét nghiệm thì 14 ngày sau mới có kết quả, trong khi bệnh nhân không thể ngừng chạy thận. Do đó, khâu kiểm soát và nghiệm thu bảo trì cực kỳ quan trọng.
"Màng lọc RO thông thường 2 tháng/lần, bình lọc 1 tháng/lần. Sau lọc rửa, trước ca chạy thận đầu tiên, nhân viên y tế trực sẽ được phân công bật máy RO, nếu 3 thông số gồm: Lưu lượng nước, áp lực nước và TDS (tổng lượng ion trong nước) đảm bảo, đèn sẽ bật màu xanh và bác sĩ sẽ thực hiện quy trình chạy thận như bình thường”, TS Dũng phân tích.
Tuy nhiên, ở vụ việc này, bác sĩ Hoàng Công Lương - đơn vị thận nhân tạo, BV Đa khoa tỉnh Hòa Bình- chỉ phụ trách chuyên môn, không thể kiểm soát tất cả các thông số trong quá trình bảo trì. Đơn vị rửa lọc đã đưa hoá chất không được phép vào sử dụng thì phải chịu trách nhiệm cao nhất.
Theo L.Hà/Lao động

>> xem thêm

Bình luận(0)