Tích trữ mì ăn liền khi dịch bùng phát, coi chừng sức khỏe lao dốc vì điều này

Google News

(Kiến Thức) - Liên tục sử dụng mì ăn liền trong thời gian dài cũng là nguyên nhân dẫn đến các bệnh huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ, hại thận, gây sỏi thận.

Mì ăn liền là thực phẩm thường có sẵn trong nhà của nhiều hộ dân, dù là ăn sáng, ăn trưa hay ăn tối, ăn đêm, mỳ ăn liền để "ăn điểm" ở khoản nhanh, tiện lợi.
Những ngày gần đây, do dịch Covid-19 bùng phát, nhiều người đã liên tục mua thật nhiều mỳ ăn liền để dự trữ tại nhà. Lý do của họ là mỳ ăn liền sẽ giúp họ vượt qua cơn đói mà không phải ra ngoài, tránh nguy cơ lây nhiễm.
Thực tế, gia vị của mì ăn liền là trọng tâm của sự ngon miệng, thế nhưng rất ít người chỉ ăn mỳ ăn liền, họ thường thêm rau, thịt, trứng và bất cứ thứ gì mình thích để bát mỳ có thêm hương vị. Vì vậy dẫn đến việc ăn nhiều, tăng cân khó kiểm soát.
Tich tru mi an lien khi dich bung phat, coi chung suc khoe lao doc vi dieu nay
 Ảnh minh họa.
Thêm vào đó, mì ăn liền cũng có nhiều chất phụ gia thực phẩm bao gồm chất bảo quản, ăn nhiều hoàn toàn không tốt cho sức khỏe.
Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, ăn nhiều mì ăn liền có thể gây thiếu hụt protein và rau quả, gây béo phì, gia tăng quá trình lão hóa, làm tăng gánh nặng cho dạ day, cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, liên tục sử dụng mì ăn liền trong thời gian dài cũng là nguyên nhân dẫn đến các bệnh huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ, hại thận, gây sỏi thận.
Với từng ấy tác hại của việc ăn quá nhiều mì ăn liền, mọi người nên cân nhắc việc tích trữ mì ăn liền số lượng lớn trong mùa dịch. Nên nhớ rằng, cân bằng dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe, nâng cao đề kháng mới là chìa khóa giúp bạn khỏe mạnh vượt qua dịch bệnh. 

Mời quý độc giả theo dõi video Mỳ ăn liền


Kiều Dụ (Theo CNT)

>> xem thêm

Bình luận(0)