Bạn từng bị đau lưng? Đặc biệt là sau khi ngồi hoặc đứng lâu, làm việc trên bàn giấy trong thời gian dài, bạn rõ ràng cảm thấy căng và đau nhức vùng lưng, nhưng chỉ cần nghỉ ngơi một chút là có thể thuyên giảm.
Song, nếu loại trừ các yếu tố do va chạm, ngồi lâu, đau mỏi do vận động nặng, nếu đau lưng dai dẳng, có thể liên quan đến bệnh lý, bạn nên đến bệnh viện khám để xác định ngay.
Theo các chuyên gia, khi lưng đau liên tục, thường xuyên, có thể liên quan đến 5 bệnh này.
1. Bệnh tim mạch
Khi cơn đau thắt ngực xuất hiện, tim lập tức phát ra tín hiệu, tín hiệu này đầu tiên được truyền từ dây thần kinh đến hệ thống trung ương, sau đó được dây thần kinh truyền đến bề mặt cơ thể.
Tuy nhiên, quá trình dẫn truyền không chính xác, ngoài dẫn truyền vào vùng trước tim còn có thể dẫn vào lưng, hàm và vai trái gây đau lưng, trường hợp này bạn nên đến bệnh viện để được kiểm tra, khám càng sớm càng tốt để xác định chẩn đoán, bao gồm điện tâm đồ và chụp mạch vành thêm nếu cần.
|
Ảnh minh hoạ. |
Ngoài đau thắt ngực, đau lưng còn có thể do nhồi máu cơ tim và bóc tách động mạch chủ cấp tính, đặc điểm thứ nhất là đau lưng sau khi vận động hoặc gắng sức thì đau dữ dội, khi nghỉ ngơi thì giảm bớt.
Loại thứ hai được đặc trưng bởi cơn đau đi từ ngực trước ra sau, biểu hiện một cơn đau như dao, xé. Nếu bệnh nhân mắc chứng cao huyết áp và tim mạch liên tục bị đau lưng, đặc biệt kèm theo khó thở và cảm giác muốn tắt thở thì cần đi khám ngay.
2. Viêm thận cấp
Đau lưng còn có thể là viêm thận cấp tính, cơn đau tập trung ở hai bên trái phải, biểu hiện đau âm ỉ hoặc đau nhức, đau lan xuống đáy chậu. Ngoài viêm thận cấp, viêm thận mãn tính, thận ứ nước, sỏi cũng có thể gây đau lưng.
Bệnh nhân sỏi thận thấy đau tăng lên khi hoạt động gắng sức, thường kèm theo tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần, tiểu ra máu; viêm bể thận ngoài đau lưng còn kèm theo tiểu tiện bất thường, sốt.
3. Bệnh loãng xương
Loãng xương có thể gây ra đau lưng, thông thường đau dọc theo cột sống lan sang hai bên trái phải, khi ngồi hoặc đứng lâu thì đau nặng hơn, khi co duỗi, khi ngồi hoặc nằm thì giảm đau. Trong trường hợp này, bạn nên đến bệnh viện Kiểm tra mật độ xương, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu và chụp X-quang cũng được thực hiện để xác định chẩn đoán.
Căng thẳng kéo dài và ở trong môi trường ẩm ướt và lạnh có thể gây phù nề và tiết dịch ở cơ lưng và mô cân, trường hợp nghiêm trọng có thể gây ra các tổn thương dạng xơ và gây đau lưng. Lúc này, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra hình ảnh để xác nhận chẩn đoán. Đau lưng cũng có thể do thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng, có thể gây kích thích các dây thần kinh liên quan và gây đau.
|
Ảnh minh hoạ. |
4. Loét hành tá tràng
Loét tá tràng lan rộng có thể kích thích đám rối cơ bụng, gây đau lan xuống lưng dưới, đặc biệt là vùng thắt lưng. Loét ở thành sau của hành tá tràng và loét xuyên thấu ở thành sau có thể gây đau lưng dữ dội.
Lúc này, bạn nên đến bệnh viện để nội soi dạ dày, nghe theo lời khuyên của bác sĩ là dùng thuốc kháng axit để tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn Helicobacter pylori, không dùng các loại thuốc có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày.
5. Khối u
Loại trừ các bệnh kể trên, nhưng cũng cần cảnh giác với các khối u ác tính. Bệnh phát triển nhanh, mức độ ác tính cao, dễ di căn sang các mô, cơ quan và hạch bạch huyết xung quanh, đặc biệt khi có di căn xương có thể gây đau lưng.
Tuy nhiên, bác sĩ cũng nhấn mạnh, khi đau lưng thường xuyên cũng đừng hoảng sợ, phần lớn đều liên quan đến yếu tố sinh hoạt. Từ giờ trở đi, hãy sửa thói quen xấu ngồi hoặc đứng lâu, thỉnh thoảng đi lại và duỗi eo. Nếu tình trạng đau lưng kéo dài và kèm theo các triệu chứng khác thì không nên coi thường mà cần lựa chọn bệnh viện chính quy để thăm khám.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Ăn gì bổ thận, tốt cho cơ thể?