Cây nưa, khoai nưa, thuộc giống môn (khoai nước, khoai sọ, bạc hà nước, dọc mùng), tên khoa học Arisaema erubescens họ Ráy (Araceae). Cây nưa ưa đất ruộng ẩm nên thường được trồng vào cuối hè và thu hoạch gần cuối đông khi mưa ở Huế bắt đầu dai dẳng.Ở Huế, chỉ bốn vùng có thổ nhưỡng “đặc biệt”: huyện Hương Trà có làng Hương Sơ và La Chữ, huyện Quảng Điền có làng Phú Lễ và Niêm Phò (quê quán của đại tướng Nguyễn Chí Thanh và nhà thơ Tố Hữu) thì củ nưa trồng ở đây có thể ăn được và rất ngon vì hương vị độc đáo hơn hẳn các loại khoai sọ khác.Là cây thân thảo với củ to hình dẹt, đường kính 15 cm đến 20 cm. Lá có cuống dài 40 cm đến 80 cm, màu lục nâu có những đốm trắng chia làm 3 nhánh, các nhánh lại phân đôi xẻ thành hình lông chim.Thân cây nưa được dùng để chế biến nhiều món ăn ngon, hấp dẫn như dưa chua chột nưa muối với cây kiệu ăn kèm với thịt heo luộc là món ăn ngon, hấp dẫn.Anh Nguyễn Thượng Huy (thôn La Vân Thượng, Quảng Thọ, Quảng Điền, TT Huế) cho biết, hiện tại gia đình anh trồng cây chột nưa đã từ lâu, với diện tích là 4 sào. "Cây chột nưa này chủ yếu được trồng tại khu vực thôn La Vân Thượng chúng tôi, những năm trước bình quân 1 sào thu hoạch mang về từ 20.000.000 đến 25.000.000/sào. Nhưng năm nay do ảnh hưởng thời tiết nên năng suất cũng giảm đáng kể, còn khoảng 15.000.000/sào", anh Huy chia sẻ thêm.Chột nưa sau khi thu hoạch mang về, được gọt sạch vỏ và dùng cán dao dần qua cho dập các “thớ thịt” (làm thế thì khi nấu chột nưa sẽ mau mềm và thấm ngon hơn).Tiếp theo đó cắt lát dày khoảng 2 cm, rửa sạch, vớt ra cho ráo nước.Chị Nguyễn Thị Bé (thôn La Vân Thượng, Quảng Thọ, Quảng Điền, TT Huế) cho biết: "Chột nưa này có thể dùng để chế biến ra rất nhiều món ăn hấp dẫn như canh chua cá lóc (tràu), canh chột nưa nấu với tôm, chột nưa hầm thịt hoặc là dùng để ăn lẩu".Thịt, cá trước khi nấu cùng chột nưa sẽ được tẩm gia vị đầy đủ để món ăn thêm đậm vị.Chột nưa được nấu mềm, vặn nhỏ lửa cho sôi riu riu. Thịt hoặc cá được um chín trên chảo dầu nóng và bỏ vào nồi chột nưa, đun sôi hỗn hợp thêm khoảng 5 đến 10 phút và thêm chút ruốc Huế, nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng.Múc canh ra tô thêm chút hành lá, ngò tây sẽ có một món canh thơm ngon hấp dẫn mà ai đã một lần thưởng thức sẽ không bao giờ quên! Vị ngọt đậm đà,vị dai chắc của thịt, cá hòa quyện trong vị mềm giòn, ngọt mát của chột nưa, mùi thơm của gia vị sẽ làm nên một món ngon vô cùng hấp dẫn. Vì thế mà món ăn chột nưa đã nổi tiếng cả nước qua bài thơ Con cá chột nưa của cố nhà thơ Tố Hữu.
Cây nưa, khoai nưa, thuộc giống môn (khoai nước, khoai sọ, bạc hà nước, dọc mùng), tên khoa học Arisaema erubescens họ Ráy (Araceae). Cây nưa ưa đất ruộng ẩm nên thường được trồng vào cuối hè và thu hoạch gần cuối đông khi mưa ở Huế bắt đầu dai dẳng.
Ở Huế, chỉ bốn vùng có thổ nhưỡng “đặc biệt”: huyện Hương Trà có làng Hương Sơ và La Chữ, huyện Quảng Điền có làng Phú Lễ và Niêm Phò (quê quán của đại tướng Nguyễn Chí Thanh và nhà thơ Tố Hữu) thì củ nưa trồng ở đây có thể ăn được và rất ngon vì hương vị độc đáo hơn hẳn các loại khoai sọ khác.
Là cây thân thảo với củ to hình dẹt, đường kính 15 cm đến 20 cm. Lá có cuống dài 40 cm đến 80 cm, màu lục nâu có những đốm trắng chia làm 3 nhánh, các nhánh lại phân đôi xẻ thành hình lông chim.
Thân cây nưa được dùng để chế biến nhiều món ăn ngon, hấp dẫn như dưa chua chột nưa muối với cây kiệu ăn kèm với thịt heo luộc là món ăn ngon, hấp dẫn.
Anh Nguyễn Thượng Huy (thôn La Vân Thượng, Quảng Thọ, Quảng Điền, TT Huế) cho biết, hiện tại gia đình anh trồng cây chột nưa đã từ lâu, với diện tích là 4 sào. "Cây chột nưa này chủ yếu được trồng tại khu vực thôn La Vân Thượng chúng tôi, những năm trước bình quân 1 sào thu hoạch mang về từ 20.000.000 đến 25.000.000/sào. Nhưng năm nay do ảnh hưởng thời tiết nên năng suất cũng giảm đáng kể, còn khoảng 15.000.000/sào", anh Huy chia sẻ thêm.
Chột nưa sau khi thu hoạch mang về, được gọt sạch vỏ và dùng cán dao dần qua cho dập các “thớ thịt” (làm thế thì khi nấu chột nưa sẽ mau mềm và thấm ngon hơn).
Tiếp theo đó cắt lát dày khoảng 2 cm, rửa sạch, vớt ra cho ráo nước.
Chị Nguyễn Thị Bé (thôn La Vân Thượng, Quảng Thọ, Quảng Điền, TT Huế) cho biết: "Chột nưa này có thể dùng để chế biến ra rất nhiều món ăn hấp dẫn như canh chua cá lóc (tràu), canh chột nưa nấu với tôm, chột nưa hầm thịt hoặc là dùng để ăn lẩu".
Thịt, cá trước khi nấu cùng chột nưa sẽ được tẩm gia vị đầy đủ để món ăn thêm đậm vị.
Chột nưa được nấu mềm, vặn nhỏ lửa cho sôi riu riu. Thịt hoặc cá được um chín trên chảo dầu nóng và bỏ vào nồi chột nưa, đun sôi hỗn hợp thêm khoảng 5 đến 10 phút và thêm chút ruốc Huế, nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng.
Múc canh ra tô thêm chút hành lá, ngò tây sẽ có một món canh thơm ngon hấp dẫn mà ai đã một lần thưởng thức sẽ không bao giờ quên! Vị ngọt đậm đà,vị dai chắc của thịt, cá hòa quyện trong vị mềm giòn, ngọt mát của chột nưa, mùi thơm của gia vị sẽ làm nên một món ngon vô cùng hấp dẫn. Vì thế mà món ăn chột nưa đã nổi tiếng cả nước qua bài thơ Con cá chột nưa của cố nhà thơ Tố Hữu.