Thời tiết thay đổi khiến cho cơ thể không thích ứng kịp, hệ miễn dịch suy yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn xâm nhập cơ thể, gây ra nhiều bệnh lý, ảnh hưởng đến cuộc sống. Bạn có thể sử dụng một số loại thực phẩm để chống lại những cơn “sụt sịt” khi giao mùa như:
Trái cây có múi
Hầu hết các loại trái cây có múi đều chứa hàm lượng vitamin C cao. Chúng có tác dụng xây dựng hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn. Bổ sung đủ lượng vitamin C cho cơ thể cũng giúp làm tăng sản xuất các tế bào bạch cầu và chống lại nhiễm trùng. Một số loại trái cây có múi dễ tìm kiếm như cam, chanh, bưởi… sẽ giúp bạn cải thiện hệ miễn dịch.
Nước trái cây họ cam chanh không chỉ cung cấp vitamin C cho các tế bào chống khuẩn mà còn có thể tiêu diệt virus trong màng dịch nhầy ở mũi và ở cổ họng, giảm chứng dị ứng. Ngoài ra, những loại quả này cũng giàu flavonoid có tác dụng như kháng sinh.
Mật ong
Trời hanh khô, cơ thể rất dễ bị mất nước. Các bạn có thể bổ sung nước bằng cách uống một cốc nước mật ong vào buổi sáng và buổi tối. Bên cạnh đó, mật ong giúp thư giãn ruột, ngăn ngừa cảm lạnh và loại bỏ các độc tố cho cơ thể con người. Hơn nữa, một lượng mật ong thích hợp có thể giúp mọi người đối phó với bệnh hen suyễn và ngứa.
Ớt chuông đỏ
Một trong những thực phẩm giàu vitamin C chúng ta không nên bỏ qua đó chính là ớt chuông đỏ. Loại ớt này có lượng viatmin C cao gấp 2 lần so với cam. Bên cạnh tác dụng tăng cường hệ miễn dịch thì ớt chuông đỏ cũng chứa hàm lượng lớn beta carotene có lợi cho làn da và sức khỏe đôi mắt.
Một số loại gia vị
Thêm một số loại gia vị như tỏi, gừng, nghệ vào các món ăn sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Do trong những loại gia vị này đều có chứa hàm lượng các chất chống oxy hóa và hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch. Một số hợp chất kháng viêm cũng được tìm thấy trong những loại gia vị này. Để cải thiện hệ miễn dịch và làm giảm nguy cơ mắc bệnh, bạn hãy thêm chúng vào các món ăn hàng ngày.
Chất chống oxy hóa được tìm thấy trong họ hàng gia đình hành và tỏi đóng vai trò quan trọng trong phòng chống ung thư. Để tăng cường lợi ích từ hành lá, bạn có thể thêm hai muỗng canh hành lá trong món ăn, cắt nhỏ, rắc thêm lên món ăn hay salad.
Đu đủ
Đu đủ cũng là một trong những loại trái cây chứa nhiều vitamin C. Bên cạnh tác dụng tăng cường miễn dịch, loại quả này còn giúp chống viêm hiệu quả do có chứa enzyme tiêu hóa papain. Bổ sung đu đủ trong thực đơn hàng ngày sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi. Bên cạnh đó, đây cũng là loại thực phẩm chứa nguồn kali, vitamin B và folate dồi dào rất có lợi cho cơ thể.
Trà xanh
Trà xanh có hàm lượng chất chống oxy hóa mạnh mẽ, trong đó có hợp chất EGCG. Hợp chất này có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Trà xanh cũng là nguồn axit amin L-theanine có lợi giúp sản xuất các chất chống vi trùng trong tế bào. Một vài lưu ý nhỏ đó chính là không dùng trà xanh khi đang đói hoặc ngay sau khi vừa ăn no.
Táo tàu đỏ
Táo tàu có tác dụng an thần, ích trí bổ não, tăng cảm giác thèm ăn, nâng cao sức đề kháng. Ngoài ra, táo tàu còn có thể phòng và điều trị bệnh huyết áp cao, loãng xưỡng và thiếu máu. Vì vậy, đây là thực phẩm bổ dưỡng đặc biệt tốt trong thời tiết giao mùa cho người già và trẻ nhỏ. Đồng thời, táo tàu có chứa một số lượng lớn các chất chống dị ứng như cyclic adenosine monophosphate, có thể ngăn chặn sự xuất hiện các triệu chứng của bệnh dị ứng.
Khi xuất hiện các triệu chứng dị ứng, bạn có thể dùng táo tàu nấu canh, chè, hấp nóng hoặc thậm chí ăn không. Mà táo tàu đỏ tốt hơn táo tàu đen. Táo tầu đỏ có thể nuôi dưỡng máu và cải thiện chất lượng của các tế bào màu đỏ để cải thiện hiến pháp dị ứng vật lý và nuôi dưỡng da.
Do thời tiết khí hậu chuyển mùa rất thuận lợi cho vi sinh vật phát sinh độc tố hoặc làm hư hỏng thực phẩm, làm gia tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Bởi vậy, để đảm bảo ATTP, Cục ATVSTP khuyến cáo người dân cần thực hiện lựa chọn và chế biến thực phẩm an toàn như lựa chọn thực phẩm tươi, sạch, an toàn; thực hiện “ăn chín, uống sôi”, rửa sạch, gọt vỏ rau quả trước khi sử dụng; ăn ngay khi thức ăn vừa nấu chín; bảo quản đúng cách thức ăn sau khi nấu chín; đun kỹ lại thức ăn cũ trước khi sử dụng.
Lưu ý không nên để chung, sử dụng chung dụng cụ với thực phẩm sống và chín; rửa sạch tay trước khi chế biến thực phẩm, đặc biệt là sau khi vừa đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với các nguồn dễ gây ô nhiễm khác.