Thế vận hội Olympic 2016 đang diễn ra với sự tham gia của hơn 10.500 vận động viên trình độ siêu đẳng từ 205 quốc gia. Vì vậy, ranh giới giữa giành huy chương và thua cuộc rất mong manh, và sự khác nhau giữa khả năng giành huy chương vàng hay huy chương bạc đôi khi cũng chỉ là ở bữa ăn. Tại thế vận hội tại Berlin (Đức) năm 1936, năm đầu tiên chế độ ăn của các vận động viên (VĐV) được ghi lại, rất nhiều VĐV ăn suất "đúp" thịt bò nướng, thỉnh thoảng có ăn thịt gà, tương đương với khoảng nửa kg thịt mỗi ngày. Lượng thịt trong những bữa ăn trước những sự kiện thi đấu quan trọng còn được tăng lên gấp 3 gồm 3 miếng thịt bò, trứng và cả nước thịt. Một số VĐV khác lại ăn rất nhiều carbohydrate, tiêu thụ khoảng 6.700 – 7.300 calo/ngày. Sau này khoa học đã chứng minh rằng cách tốt nhất để tăng cường sức bền trước khi thi đấu là ăn thật nhiều carbohydrate. Lý do là vì trong khi vận động thể lực, lượng carbohyrate dự trữ của cơ thể nhanh chóng biến mất. Thiếu carbohydrate, các VĐV thiếu đi sức bền trong những môn thi kéo dài tới 60-90 phút. Vì vậy, trong khoảng 24-36h trước khi thi đấu, họ thường ăn rất nhiều cơm, bánh mì, khoai tây hoặc mì spaghetti. Ngoài ra trong khi thi đấu, để bổ sung carb, các VĐV còn ngậm các loại nước chứa nhiều carb rồi sau đó nhổ đi để có thể kéo dài sức bền thêm một chút. Các VĐV tham dự những môn thi căng thẳng với thời gian thi đấu ngắn hơn như đạp xe cũng có thể dùng chiến lược dinh dưỡng. Họ thường uống các loại thuốc bổ sung beta-alanine, một loại axit amino tự nhiên, để có thể cân bằng độ pH của cơ bắp.Nói cách khác, giảm độ pH của cơ bắp sẽ khiến cơ bị mỏi. Nước ép củ cải đường là loại nước được ưa thích có thể uống trước và sau khi thi đấu, bằng cách này có thể tiết kiệm được oxy.Các nghiên cứu gần đây cho thấy prebiotic và probiotic (như nấm kefir) cũng có lợi cho các VĐV vì làm tăng khả năng miễn dịch, giảm viêm nhiễm đối với đường hô hấp trên khi VĐV tập luyện vào mùa đông.
Thế vận hội Olympic 2016 đang diễn ra với sự tham gia của hơn 10.500 vận động viên trình độ siêu đẳng từ 205 quốc gia. Vì vậy, ranh giới giữa giành huy chương và thua cuộc rất mong manh, và sự khác nhau giữa khả năng giành huy chương vàng hay huy chương bạc đôi khi cũng chỉ là ở bữa ăn.
Tại thế vận hội tại Berlin (Đức) năm 1936, năm đầu tiên chế độ ăn của các vận động viên (VĐV) được ghi lại, rất nhiều VĐV ăn suất "đúp" thịt bò nướng, thỉnh thoảng có ăn thịt gà, tương đương với khoảng nửa kg thịt mỗi ngày.
Lượng thịt trong những bữa ăn trước những sự kiện thi đấu quan trọng còn được tăng lên gấp 3 gồm 3 miếng thịt bò, trứng và cả nước thịt. Một số VĐV khác lại ăn rất nhiều carbohydrate, tiêu thụ khoảng 6.700 – 7.300 calo/ngày.
Sau này khoa học đã chứng minh rằng cách tốt nhất để tăng cường sức bền trước khi thi đấu là ăn thật nhiều carbohydrate. Lý do là vì trong khi vận động thể lực, lượng carbohyrate dự trữ của cơ thể nhanh chóng biến mất. Thiếu carbohydrate, các VĐV thiếu đi sức bền trong những môn thi kéo dài tới 60-90 phút.
Vì vậy, trong khoảng 24-36h trước khi thi đấu, họ thường ăn rất nhiều cơm, bánh mì, khoai tây hoặc mì spaghetti. Ngoài ra trong khi thi đấu, để bổ sung carb, các VĐV còn ngậm các loại nước chứa nhiều carb rồi sau đó nhổ đi để có thể kéo dài sức bền thêm một chút.
Các VĐV tham dự những môn thi căng thẳng với thời gian thi đấu ngắn hơn như đạp xe cũng có thể dùng chiến lược dinh dưỡng. Họ thường uống các loại thuốc bổ sung beta-alanine, một loại axit amino tự nhiên, để có thể cân bằng độ pH của cơ bắp.
Nói cách khác, giảm độ pH của cơ bắp sẽ khiến cơ bị mỏi. Nước ép củ cải đường là loại nước được ưa thích có thể uống trước và sau khi thi đấu, bằng cách này có thể tiết kiệm được oxy.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy prebiotic và probiotic (như nấm kefir) cũng có lợi cho các VĐV vì làm tăng khả năng miễn dịch, giảm viêm nhiễm đối với đường hô hấp trên khi VĐV tập luyện vào mùa đông.