Thực phẩm ai cũng thích ăn nhưng nằm trong nhóm nhiễm độc chì hạng A

Google News

Nhiễm độc chì gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng về sức khỏe. Tuy nhiên, trong một số thực phẩm có chứa chì nhưng người Việt vẫn ăn hàng ngày.

Theo WHO, nhiễm độc chì gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với sức khỏe của con người. Đặc biệt là đối với sức khỏe của trẻ em. Hàng năm, có khoảng 600.000 các ca chậm phát triển của trẻ là do nhiễm độc chì. Đặc biệt, có tới 99% trẻ em bị nhiễm chì đến từ các nước có thu nhập thấp và trung bình.

Nhiều người cho rằng thực phẩm chỉ cần chế biến sạch sẽ, nấu chín thì sẽ an toàn. Nhưng có một số loại thực phẩm chứa rất nhiều chì mà chúng ta vẫn ăn hàng ngày nhưng không hề hay biết.

Rau muống

Thuc pham ai cung thich an nhung nam trong nhom nhiem doc chi hang A

Rau muống là loại rau dẫn đầu trong nhóm rau ăn lá có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao. Loại rau này chứa rất nhiều thuốc trừ sâu, thuốc kích thích.

Trong khi mang thai nếu phụ nữ ăn phải rau muống nhiễm chì có thể khiến thai nhi kém phát triển, thậm chí là làm dị dạng thai nhi.

Đối với trẻ em nếu ăn phải rau muống nhiễm chì có thể gây ngộ độc, nôn mửa, co giật. Nếu nhiễm độc mãn tính thì rất khó phát hiện. Nó gây thiếu máu, chậm lớn, ảnh hưởng đến trí não và khiến trẻ không thông minh.

Khi mua rau muống, chị em nên chú ý một vài đặc điểm sau:

- Rau muống nhiễm chì có thân to hơn bình thường.

- Lá rau hấp thụ nhiều kim loại nặng có màu xanh đen.

- Lúc mới luộc nước rau có màu xanh nhạt, khi nguội nước rau đổi thành màu xanh đen, có vẩn đen kết tủa.

- Rau muống nhiễm chì ăn có vị chát.

Ngao, trai, ốc, hến

Thuc pham ai cung thich an nhung nam trong nhom nhiem doc chi hang A-Hinh-2

Trong tổng số 240 mẫu thủy sản gồm: rô phi, ốc, chua, trai, cá mè, cá trắm, cá trôi, cá chim được các nhà khoa học ở ĐH Y Hà Nội lấy từ 16 hồ trên địa bàn Hà Nội thì hầu hết đều nhiễm chì, thủy ngân, chrome, nikel, asenic,…

Đối với chrome không có mẫu nào đạt tiêu chuẩn cho phép. Nikel chỉ có 0,8% số mẫu đạt tiêu chuẩn cho phép.

Trong đó, nhiễm độc chì nặng nhất là trai, cua, ốc,… do sống ở tầng đáy với nhiều lớp bùn đọng ngấm kim loại nặng. Chỉ có khoảng 25% mẫu nghiên cứu đạt tiêu chuẩn.

Theo Khoevadep

>> xem thêm

Bình luận(0)