Lương y Bùi Hồng Minh, thuộc Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội cho biết bản thân ông đã từng thử nghiệm bột sắn dây và mật ong và có bị đầy bụng, đau bụng. Chính vì thế, lương y Minh khuyến cáo nên hạn chế dùng hai sản phẩm này với nhau.
Các sách Đông y dược cũng đưa ra khuyến cáo những thực phẩm kỵ nhau, trong đó có mật ong và bột sắn dây. Nhưng thông tin cho rằng kết hợp hai loại này với nhau dẫn đến đột tử thì không đúng. Tại phòng khám của lương y Minh cũng có người hằng ngày đang uống bột sắn dây pha nước ấm, thêm chút mật ong.
|
Ảnh minh họa. |
Khi uống, cơ địa của người nào không hợp thì người đó có thể bị đau bụng, khó chịu. Khi uống, tốt nhất nên pha bột sắn với nước sôi để làm chín bột sắn, không nên pha với nước nguội.
Theo lương y Minh, mật ong không phải là một chất do con ong bài tiết ra mà chủ yếu là mật hoa được ong chế biến và cô đặc lại. Trong mật hoa, tỷ lệ nước lên tới 40% còn trong mất ong, tỷ lệ nước chỉ có 15-20%. Thành phần mật ong thường và mật ong chúa cũng khác nhau. Mật ong thường có 60-70 % là glucozo, ngoài ra còn có đường fructoza và một số vitamin, vi lượng, hoạt chất sinh học.
Mật ong là một vị thuốc. Mật ong có thể giảm giảm độ đậm đặc của axit dạ dày và làm cho vết thương dạ dày lành nhanh hơn, giảm tình trạng đau loét dạ dày.
Những người cơ thể đang bị hàn không nên sử dụng mật ong và bột sắn dây vì bột sắn dây có tính hàn.
Thay vì đó, những người có cơ địa lành nên nên sử dụng nước mật ong gừng hoặc ăn mật ong tỏi.
Nói về bột sắn dây và mật ong đại kỵ, lương y Vũ Quốc Trung thuộc Phòng Chẩn trị y học cổ truyền Chùa Cảm Ứng, Hà Nội chia sẻ ông nhận được rất nhiều câu hỏi về điều này. Theo lương y Trung, ngay cả thuốc người ta cũng phải sử dụng theo bài vì có thể khắc chế lẫn nhau. Bởi lẽ, mỗi loại thuốc, thực phẩm đều có các thành phần khác nhau nên có tính chất tác động khác nhau khi ăn uống.
Tuy nhiên, lương y Trung cho biết theo tìm hiểu của ông, trong đông y, hai vị thuốc sắn dây và mật ong không nằm trong nhóm tương phản nên không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.