Uống rượu, uống ít nước có thể khiến bạn thức dậy nửa đêm miệng khô đắng. Tình trạng này dễ cải thiện bằng cách điều chỉnh chế độ ăn, bổ sung đủ nước, tránh uống rượu bia trước khi ngủ. (Ảnh: Sohu, minh họa)Bên cạnh đó, thói quen ngủ ngáy và há miệng khi ngủ cũng khiến bạn đối diện tình trạng miệng khô đắng khi ngủ dậy.Theo chuyên gia, dưới lưỡi có nhiệm vụ tiết nước bọt giúp làm ấm, ẩm cổ họng và khoang miệng. Ngủ ngáy hoặc há miệng khi ngủ khiến việc tiết nước bọt dưới lưỡi bị hạn chế. Hệ quả là bạn sẽ cảm thấy khô miệng sau giấc ngủ dài.Khoang miệng không được vệ sinh sạch sẽ cũng là nguyên nhân gây khô đắng miệng khi ngủ dậy buổi sáng.Thực vậy, ngủ không đánh răng khiến thức ăn còn sót lại trong miệng sẽ thu hút lượng lớn vi khuẩn, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi. Do đó, bạn cảm thấy hơi thở hôi và miệng đắng vào hôm sau. Miệng khô đắng khi ngủ dậy do những nguyên nhân trên sớm cải thiện khi bạn điều chỉnh tư thế ngủ phù hợp, vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Tuy nhiên, nếu miệng khô đắng thời gian dài, thay đổi thói quen sinh hoạt không mang lại hiệu quả thì bạn cần chú ý, rất có thể đây là dấu hiệu sức khỏe bất thường.1. Mắc bệnh về túi mật. Mắc các bệnh về túi mật như viêm túi mật, sỏi mật, adenomyosis hay ung thư túi mật,... chức năng bộ phận này sẽ bị ảnh hưởng. Một khi dịch mật không đào thải ra ngoài thuận lợi, nó sẽ trào ngược từ tá tràng đến dạ dày, lên miệng khiến người bệnh có cảm giác miệng khô đắng.Mắc các bệnh về túi mật, khả năng đào thải hạn chế sẽ khiến nồng độ dịch mật tăng cao. Dịch mật này kích thích niêm mạc dạ dày dẫn đến hiện tượng trào ngược dạ dày.Khô đắng miệng do bệnh đường mật, người bệnh còn đau vùng bụng trên, đau dữ dội. Bệnh nhân cũng có dấu hiệu đau vùng vai lưng, chán ăn, nôn, buồn nôn, da vàng, nước tiểu vàng...2. Mắc các vấn đề về gan. Gan có chức năng dự trữ máu, giải độc, hỗ trợ túi mật tiết ra dịch mật giúp tiêu hóa thức ăn. Mắc các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan, ung thư gan,... chức năng hoạt động của gan sẽ suy giảm.Một khi chức năng gan bất thường, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình bài tiết dịch mật. Bilirubin trong cơ thể tăng cao gây nên hiện tượng khô đắng miệng.Hơn nữa chức năng gan bị tổn thương, chức năng giải độc không tốt dẫn đến chất độc tích tụ trong cơ thể. Những chất độc này kích thích hệ tiêu hóa, sinh ra một số triệu chứng khó chịu như khó tiêu, tiêu chảy nhiều lần. Người bệnh còn đối diện những rắc rối sức khỏe như hơi thở có mùi, mất nước, vàng da, mệt mỏi, chán ăn, đau âm ỉ vùng gan.3. Bệnh tiểu đường. Đường huyết tăng cao, glucose trong nước tiểu bài tiết quá nhiều sẽ dẫn đến tăng độ quánh của nước tiểu. Người bệnh sẽ liên tục đi tiểu. Tiểu nhiều khiến cơ thể thiếu nước, bệnh nhân cảm thấy khô đắng miệng rõ rệt.Mắc tiểu đường, bệnh nhân còn có hiện tượng đổ mồ hôi thân trên khi tỉnh dậy lúc nửa đêm, ăn nhiều, sụt cân, mệt mỏi triền miên, giảm thị lực... Mời độc giả xem thêm video: Phẫu thuật lấy búi tóc nặng gần 1kg trong dạ dày bệnh nhi 11 tuổi. (Nguồn video: THĐT)
Uống rượu, uống ít nước có thể khiến bạn thức dậy nửa đêm miệng khô đắng. Tình trạng này dễ cải thiện bằng cách điều chỉnh chế độ ăn, bổ sung đủ nước, tránh uống rượu bia trước khi ngủ. (Ảnh: Sohu, minh họa)
Bên cạnh đó, thói quen ngủ ngáy và há miệng khi ngủ cũng khiến bạn đối diện tình trạng miệng khô đắng khi ngủ dậy.
Theo chuyên gia, dưới lưỡi có nhiệm vụ tiết nước bọt giúp làm ấm, ẩm cổ họng và khoang miệng. Ngủ ngáy hoặc há miệng khi ngủ khiến việc tiết nước bọt dưới lưỡi bị hạn chế. Hệ quả là bạn sẽ cảm thấy khô miệng sau giấc ngủ dài.
Khoang miệng không được vệ sinh sạch sẽ cũng là nguyên nhân gây khô đắng miệng khi ngủ dậy buổi sáng.
Thực vậy, ngủ không đánh răng khiến thức ăn còn sót lại trong miệng sẽ thu hút lượng lớn vi khuẩn, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi. Do đó, bạn cảm thấy hơi thở hôi và miệng đắng vào hôm sau.
Miệng khô đắng khi ngủ dậy do những nguyên nhân trên sớm cải thiện khi bạn điều chỉnh tư thế ngủ phù hợp, vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Tuy nhiên, nếu miệng khô đắng thời gian dài, thay đổi thói quen sinh hoạt không mang lại hiệu quả thì bạn cần chú ý, rất có thể đây là dấu hiệu sức khỏe bất thường.
1. Mắc bệnh về túi mật. Mắc các bệnh về túi mật như viêm túi mật, sỏi mật, adenomyosis hay ung thư túi mật,... chức năng bộ phận này sẽ bị ảnh hưởng. Một khi dịch mật không đào thải ra ngoài thuận lợi, nó sẽ trào ngược từ tá tràng đến dạ dày, lên miệng khiến người bệnh có cảm giác miệng khô đắng.
Mắc các bệnh về túi mật, khả năng đào thải hạn chế sẽ khiến nồng độ dịch mật tăng cao. Dịch mật này kích thích niêm mạc dạ dày dẫn đến hiện tượng trào ngược dạ dày.
Khô đắng miệng do bệnh đường mật, người bệnh còn đau vùng bụng trên, đau dữ dội. Bệnh nhân cũng có dấu hiệu đau vùng vai lưng, chán ăn, nôn, buồn nôn, da vàng, nước tiểu vàng...
2. Mắc các vấn đề về gan. Gan có chức năng dự trữ máu, giải độc, hỗ trợ túi mật tiết ra dịch mật giúp tiêu hóa thức ăn. Mắc các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan, ung thư gan,... chức năng hoạt động của gan sẽ suy giảm.
Một khi chức năng gan bất thường, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình bài tiết dịch mật. Bilirubin trong cơ thể tăng cao gây nên hiện tượng khô đắng miệng.
Hơn nữa chức năng gan bị tổn thương, chức năng giải độc không tốt dẫn đến chất độc tích tụ trong cơ thể. Những chất độc này kích thích hệ tiêu hóa, sinh ra một số triệu chứng khó chịu như khó tiêu, tiêu chảy nhiều lần. Người bệnh còn đối diện những rắc rối sức khỏe như hơi thở có mùi, mất nước, vàng da, mệt mỏi, chán ăn, đau âm ỉ vùng gan.
3. Bệnh tiểu đường. Đường huyết tăng cao, glucose trong nước tiểu bài tiết quá nhiều sẽ dẫn đến tăng độ quánh của nước tiểu. Người bệnh sẽ liên tục đi tiểu. Tiểu nhiều khiến cơ thể thiếu nước, bệnh nhân cảm thấy khô đắng miệng rõ rệt.
Mắc tiểu đường, bệnh nhân còn có hiện tượng đổ mồ hôi thân trên khi tỉnh dậy lúc nửa đêm, ăn nhiều, sụt cân, mệt mỏi triền miên, giảm thị lực...
Mời độc giả xem thêm video: Phẫu thuật lấy búi tóc nặng gần 1kg trong dạ dày bệnh nhi 11 tuổi. (Nguồn video: THĐT)