Nước ối cực kỳ quan trọng đối với thai nhi, bởi vậy trong những tháng cuối thai kỳ, có một mục rất quan trọng khi khám thai định kỳ, đó là độ đục của nước ối. Mức độ đục của nước ối được chia thành ba mức độ.Nước ối đục độ 1: Nước ối nhìn chung có màu xanh nhạt hoặc hơi vàng , thai nhi sẽ có tình trạng thiếu oxy nhẹ, nhưng không gây tổn hại đến các cơ quan trong cơ thể.Nước ối đục độ 2 : Nước ối có màu xanh đậm hoặc xanh vàng, có phân su nổi và nhiều chất béo màu trắng xung quanh thai nhi. Thai nhi sẽ rơi vào giai đoạn thiếu oxy cấp tính, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của não bộ và các cơ quan khác của cơ thể, tình hình nguy kịch hơn.Nước ối đục độ 3: Lúc này, nước ối đã có màu nâu và sền sệt. Phân và các chất khác trong đó có thể xâm nhập vào khí quản và phổi của thai nhi, khiến bé bị thiếu oxy nghiêm trọng.Nếu độ đục ở mức độ 1 hoặc 2, bác sĩ sẽ khuyến cáo mẹ bầu nên thở oxy và nằm viện theo dõi trong một thời gian để thai nhi phát triển tốt hơn. Nhưng nếu đến độ đục độ 3 tức là thai nhi đã thiếu oxy ít nhất 6 giờ, tình trạng rất nguy kịch và cần được mổ lấy thai ngay lập tức, ngay cả khi thai nhi chưa phát triển toàn diện.Theo các bác sĩ, độ đục của nước ối bị ảnh hưởng bởi ba nguyên nhân. Thứ nhất, nước ối bị nhiễm mỡ bào thai. Khi thai nhi phát triển trong cơ thể mẹ, trên bề mặt da sẽ xuất hiện một chất giống như mỡ nhờn màu trắng, đó chính là mỡ bào thai có tác dụng bảo vệ da trẻ. Chất béo dư thừa của thai nhi sẽ xâm nhập vào làm nước ối bị đục, nhưng nhìn chung sẽ không gây hại cho thai nhi.Thứ hai, nước ối bị nhiễm phân su. Khi thai được 20 tuần, thai nhi có thể tiết ra phân làm cho nước ối bị ô nhiễm, nhưng nó không gây ô nhiễm nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu thai nhi bị thiếu oxy có thể khiến hậu môn bị lỏng, dạ dày và ruột có phản ứng căng thẳng, lượng đại tiện tăng lên khiến nước ối bị ô nhiễm nghiêm trọng.Thứ ba, nước ối bị ô nhiễm bởi ứ mật khi thai được khoảng 30 tuần tuổi, đây là một biến chứng của thai kỳ. Tức, mật do gan sản xuất ra không thể đi vào ruột một cách bình thường và tích tụ trong cơ thể, dẫn đến lẫn vào nước ối, gây đục nước ối.Nói như thế để thấy, nếu mẹ bầu muốn giảm độ đục của nước ối thì phải giảm tình trạng thiếu oxy và phòng ngừa ứ mật. Cụ thể, phải sửa ngay những thói quen xấu sau đây. Thứ nhất, nằm trên giường quá nhiều.Nếu mẹ bầu bình thường nhưng lại thích nằm trên giường suốt cả ngày sẽ khiến máu trong cơ thể lưu thông kém, làm giảm lượng máu hoặc oxy cung cấp cho thai nhi, dễ khiến bé bị thiếu oxy.Thứ hai, không bổ sung sắt kịp thời. Hemoglobin trong cơ thể phụ nữ mang thai sẽ tăng khoảng 20% so với phụ nữ bình thường và phải dự trữ sắt cho em bé từ 1 đến 6 tháng sau khi sinh. Vì vậy, nếu không bổ sung đủ sắt sẽ dễ dẫn đến tình trạng không đủ dinh dưỡng, không cung cấp đủ máu cho thai nhi sẽ khiến bé bị thiếu oxy và ngạt thở.Vì vậy, những bà bầu không thường xuyên ăn thịt bò, thịt lợn, gan động vật và lòng đỏ trứng thì phải tăng cường ăn những thực phẩm này, nếu có thể thì nên sử dụng các loại thực phẩm bổ sung có chứa sắt là tốt nhất.Thứ ba, ăn thức ăn nhiều muối, nhiều đường và nhiều chất béo. Đây là những loại thức ăn có thể khiến mẹ bầu bị cao huyết áp, tăng đường huyết, tăng mỡ máu, gây ra hàng loạt biến chứng thai kỳ, cuối cùng dẫn đến tình trạng thiếu oxy mãn tính cho thai nhi.Đối với chứng ứ mật. Ứ mật không chỉ bị ảnh hưởng bởi di truyền và estrogen của chính nó mà còn do các yếu tố môi trường vì vậy cần tham khảo bác sĩ chế độ ăn uống để giảm bớt tình trạng này.Ngoài ra, siêu âm thai đúng giờ và ghi lại cử động thai nhi kịp thời là cách tốt nhất để phát hiện ra ô nhiễm nước ối và thai nhi bị ngạt, vì sự an toàn của con, bạn không được lười biếng.Mời quý độc giả xem video: Uống nước dừa vào thời điểm nào là tốt nhất cho bà bầu? Nguồn Vinmec.
Nước ối cực kỳ quan trọng đối với thai nhi, bởi vậy trong những tháng cuối thai kỳ, có một mục rất quan trọng khi khám thai định kỳ, đó là độ đục của nước ối. Mức độ đục của nước ối được chia thành ba mức độ.
Nước ối đục độ 1: Nước ối nhìn chung có màu xanh nhạt hoặc hơi vàng , thai nhi sẽ có tình trạng thiếu oxy nhẹ, nhưng không gây tổn hại đến các cơ quan trong cơ thể.
Nước ối đục độ 2 : Nước ối có màu xanh đậm hoặc xanh vàng, có phân su nổi và nhiều chất béo màu trắng xung quanh thai nhi. Thai nhi sẽ rơi vào giai đoạn thiếu oxy cấp tính, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của não bộ và các cơ quan khác của cơ thể, tình hình nguy kịch hơn.
Nước ối đục độ 3: Lúc này, nước ối đã có màu nâu và sền sệt. Phân và các chất khác trong đó có thể xâm nhập vào khí quản và phổi của thai nhi, khiến bé bị thiếu oxy nghiêm trọng.
Nếu độ đục ở mức độ 1 hoặc 2, bác sĩ sẽ khuyến cáo mẹ bầu nên thở oxy và nằm viện theo dõi trong một thời gian để thai nhi phát triển tốt hơn. Nhưng nếu đến độ đục độ 3 tức là thai nhi đã thiếu oxy ít nhất 6 giờ, tình trạng rất nguy kịch và cần được mổ lấy thai ngay lập tức, ngay cả khi thai nhi chưa phát triển toàn diện.
Theo các bác sĩ, độ đục của nước ối bị ảnh hưởng bởi ba nguyên nhân. Thứ nhất, nước ối bị nhiễm mỡ bào thai. Khi thai nhi phát triển trong cơ thể mẹ, trên bề mặt da sẽ xuất hiện một chất giống như mỡ nhờn màu trắng, đó chính là mỡ bào thai có tác dụng bảo vệ da trẻ. Chất béo dư thừa của thai nhi sẽ xâm nhập vào làm nước ối bị đục, nhưng nhìn chung sẽ không gây hại cho thai nhi.
Thứ hai, nước ối bị nhiễm phân su. Khi thai được 20 tuần, thai nhi có thể tiết ra phân làm cho nước ối bị ô nhiễm, nhưng nó không gây ô nhiễm nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu thai nhi bị thiếu oxy có thể khiến hậu môn bị lỏng, dạ dày và ruột có phản ứng căng thẳng, lượng đại tiện tăng lên khiến nước ối bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Thứ ba, nước ối bị ô nhiễm bởi ứ mật khi thai được khoảng 30 tuần tuổi, đây là một biến chứng của thai kỳ. Tức, mật do gan sản xuất ra không thể đi vào ruột một cách bình thường và tích tụ trong cơ thể, dẫn đến lẫn vào nước ối, gây đục nước ối.
Nói như thế để thấy, nếu mẹ bầu muốn giảm độ đục của nước ối thì phải giảm tình trạng thiếu oxy và phòng ngừa ứ mật. Cụ thể, phải sửa ngay những thói quen xấu sau đây. Thứ nhất, nằm trên giường quá nhiều.
Nếu mẹ bầu bình thường nhưng lại thích nằm trên giường suốt cả ngày sẽ khiến máu trong cơ thể lưu thông kém, làm giảm lượng máu hoặc oxy cung cấp cho thai nhi, dễ khiến bé bị thiếu oxy.
Thứ hai, không bổ sung sắt kịp thời. Hemoglobin trong cơ thể phụ nữ mang thai sẽ tăng khoảng 20% so với phụ nữ bình thường và phải dự trữ sắt cho em bé từ 1 đến 6 tháng sau khi sinh. Vì vậy, nếu không bổ sung đủ sắt sẽ dễ dẫn đến tình trạng không đủ dinh dưỡng, không cung cấp đủ máu cho thai nhi sẽ khiến bé bị thiếu oxy và ngạt thở.
Vì vậy, những bà bầu không thường xuyên ăn thịt bò, thịt lợn, gan động vật và lòng đỏ trứng thì phải tăng cường ăn những thực phẩm này, nếu có thể thì nên sử dụng các loại thực phẩm bổ sung có chứa sắt là tốt nhất.
Thứ ba, ăn thức ăn nhiều muối, nhiều đường và nhiều chất béo. Đây là những loại thức ăn có thể khiến mẹ bầu bị cao huyết áp, tăng đường huyết, tăng mỡ máu, gây ra hàng loạt biến chứng thai kỳ, cuối cùng dẫn đến tình trạng thiếu oxy mãn tính cho thai nhi.
Đối với chứng ứ mật. Ứ mật không chỉ bị ảnh hưởng bởi di truyền và estrogen của chính nó mà còn do các yếu tố môi trường vì vậy cần tham khảo bác sĩ chế độ ăn uống để giảm bớt tình trạng này.
Ngoài ra, siêu âm thai đúng giờ và ghi lại cử động thai nhi kịp thời là cách tốt nhất để phát hiện ra ô nhiễm nước ối và thai nhi bị ngạt, vì sự an toàn của con, bạn không được lười biếng.
Mời quý độc giả xem video: Uống nước dừa vào thời điểm nào là tốt nhất cho bà bầu? Nguồn Vinmec.