Chất nhầy trong mũi là sản phẩm phụ quá trình trao đổi chất của con người. Lỗ mũi có một màng mỏng được gọi là niêm mạc mũi. Bộ phận này không ngừng tiến hành trao đổi chất, chất nhầy mũi là sản phẩm sót lại sau khi lớp màng này khô đi.Bình thường vi sinh vật trong chất nhầy không gây bệnh. Chỉ có khi sức đề kháng của con người kém mới gây ốm đau. Trong khi đó thói quen ngoáy mũi tưởng giúp bạn thoải mái hơn lại gây hại khủng khiếp.Gây viêm nhiễm. Ngón tay chúng ta thường chứa nhiều vi khuẩn mà mắt thường không phát hiện. Khi ngoáy mũi, bạn đã tạo điều kiện giúp những vi khuẩn này thâm nhập đường hô hấp gây viêm. Tình trạng sẽ nghiêm trọng hơn nếu bạn sở hữu bộ móng dài, gây tổn thương niêm mạc.Phá nát khoang mũi. Ngoài việc tạo điều kiện đưa vi khuẩn đi sâu vào cơ thể, thói quen ngoáy mũi còn làm tăng nguy cơ hỏng khoang mũi. Kết quả nghiên cứu chỉ ra, người thường xuyên ngoáy mũi hay bị viêm, sưng mô mũi hơn. Thậm chí, thói quen xấu này có thể làm thu hẹp lỗ mũi.Dễ bị ốm. Bụi bẩn, vi khuẩn khi xâm nhập vào cơ thể chúng ta qua đường hô hấp đều được "hàng rào" lông mũi chặn lại. Dùng tay ngoáy mũi khiến vi khuẩn nhanh chóng truyền sang tay. Bằng cách này, vi khuẩn có thêm cơ hội để tấn công người.Dễ gây chảy máu cam. Niêm mạc mũi khá mỏng, mềm và chứa nhiều mạch máu. Dùng tay ngoáy mũi với lực tác động mạnh, lớp niêm mạc có thể bị rách dẫn đến chảy máu cam nguy hiểm.Tạo ra vết loét. Động tác ngoáy mũi không chỉ khiến bạn đối diện nguy cơ viêm nang lông. Nó còn có thể khiến bạn khổ sở khi xuất hiện những lớp vảy gây đau quanh mũi.Tổn thương vách ngăn. Mũi gồm hai lỗ mũi, được phân chia bởi một vách ngăn. Thực tế, vách ngăn này khá mỏng. Hành động ngoáy mũi thường xuyên có thể gây tổn thương chúng.Gây nhiễm trùng não. Nếu mũi có mụn mà vô tình ngoáy có thể làm vỡ mụn. Một khi vi khuẩn phát tán sẽ gây hại lớn cho sức khỏe. Nguyên nhân bởi khoang mũi nhận chung nguồn cung cấp máu với não. Mọi viêm nhiễm ở đây đều có khả năng uy hiếp sức khỏe não bộ.Mời độc giả xem video: Lợi ích sức khỏe của quả hồng giòn (hồng ngâm). Nguồn: Hanoitv.
Chất nhầy trong mũi là sản phẩm phụ quá trình trao đổi chất của con người. Lỗ mũi có một màng mỏng được gọi là niêm mạc mũi. Bộ phận này không ngừng tiến hành trao đổi chất, chất nhầy mũi là sản phẩm sót lại sau khi lớp màng này khô đi.
Bình thường vi sinh vật trong chất nhầy không gây bệnh. Chỉ có khi sức đề kháng của con người kém mới gây ốm đau. Trong khi đó thói quen ngoáy mũi tưởng giúp bạn thoải mái hơn lại gây hại khủng khiếp.
Gây viêm nhiễm. Ngón tay chúng ta thường chứa nhiều vi khuẩn mà mắt thường không phát hiện. Khi ngoáy mũi, bạn đã tạo điều kiện giúp những vi khuẩn này thâm nhập đường hô hấp gây viêm. Tình trạng sẽ nghiêm trọng hơn nếu bạn sở hữu bộ móng dài, gây tổn thương niêm mạc.
Phá nát khoang mũi. Ngoài việc tạo điều kiện đưa vi khuẩn đi sâu vào cơ thể, thói quen ngoáy mũi còn làm tăng nguy cơ hỏng khoang mũi. Kết quả nghiên cứu chỉ ra, người thường xuyên ngoáy mũi hay bị viêm, sưng mô mũi hơn. Thậm chí, thói quen xấu này có thể làm thu hẹp lỗ mũi.
Dễ bị ốm. Bụi bẩn, vi khuẩn khi xâm nhập vào cơ thể chúng ta qua đường hô hấp đều được "hàng rào" lông mũi chặn lại. Dùng tay ngoáy mũi khiến vi khuẩn nhanh chóng truyền sang tay. Bằng cách này, vi khuẩn có thêm cơ hội để tấn công người.
Dễ gây chảy máu cam. Niêm mạc mũi khá mỏng, mềm và chứa nhiều mạch máu. Dùng tay ngoáy mũi với lực tác động mạnh, lớp niêm mạc có thể bị rách dẫn đến chảy máu cam nguy hiểm.
Tạo ra vết loét. Động tác ngoáy mũi không chỉ khiến bạn đối diện nguy cơ viêm nang lông. Nó còn có thể khiến bạn khổ sở khi xuất hiện những lớp vảy gây đau quanh mũi.
Tổn thương vách ngăn. Mũi gồm hai lỗ mũi, được phân chia bởi một vách ngăn. Thực tế, vách ngăn này khá mỏng. Hành động ngoáy mũi thường xuyên có thể gây tổn thương chúng.
Gây nhiễm trùng não. Nếu mũi có mụn mà vô tình ngoáy có thể làm vỡ mụn. Một khi vi khuẩn phát tán sẽ gây hại lớn cho sức khỏe. Nguyên nhân bởi khoang mũi nhận chung nguồn cung cấp máu với não. Mọi viêm nhiễm ở đây đều có khả năng uy hiếp sức khỏe não bộ.
Mời độc giả xem video: Lợi ích sức khỏe của quả hồng giòn (hồng ngâm). Nguồn: Hanoitv.