Những bộ phận trên cơ thể càng sạch sẽ càng gây hại cho sức khỏe

Google News

Cơ thể sạch sẽ có thể phòng ngừa được bệnh tật, điều này không sai, nhưng có một số cơ bộ phận trên cơ thể thực sự không cần quá sạch sẽ, bằng không sẽ phản tác dụng.

1. Làn da quá sạch sẽ
Có một kiến thức có thể nhiều người không biết - da thực sự là cơ quan lớn nhất trong cơ thể con người. Đồng thời, nó cũng là bức thành để che chở cơ thể con người với thế giới bên ngoài.
Bên trong da có thể giữ nước, bên ngoài có thể chống lại được các kích thích vật lý và hóa học khác nhau. Rất nhiều người vì muốn làm sạch hoặc để xinh đẹp hơn, đặc biệt là đối với khuôn mặt, nên thường xuyên dùng tẩy tế bào chết, sử dụng quá nhiều sữa rửa mặt, mặc dù trong thời gian ngắn da trắng và mềm mại, nhưng thực tế vào thời điểm này lớp sừng thực sự rất mỏng. 
Da chỉ cần một chút kích thích nhẹ, chẳng hạn như lạnh hoặc chất dị ứng, da sẽ bị đỏ thậm chí sưng, trở thành da nhạy cảm. Còn có những người khi tắm dùng tẩy tế bào chết toàn thân hoặc kỳ cọ quá nhiều, cảm thấy như vậy da mới sạch sẽ. Tuy nhiên, kỳ quá mức thực tế sẽ làm da bong tróc, tổn thương. Vì vậy các chuyên gia tiết lộ dù da mặt hay toàn thân không nhất đinh phải làm sạch quá mức. Nhiệm vụ chính của việc chăm sóc da là tránh làm chức năng bảo vệ da bị bổn thương.
2. Thường xuyên lấy ráy tai
Nhung bo phan tren co the cang sach se cang gay hai cho suc khoe
 
Trong tai sẽ tự sản sinh ra một lượng ráy tai nhất định. Một số người thường xuyên sử dụng tăm bông hoặc dụng cụ lấy ráy tay để làm sạch tai. Thực tế điều này không cần thiết, bởi vì tai có tác dụng tự làm sạch. Khi chúng ta nói, ăn hoặc nhai, cùng với sự duy chuyển của khớp hàm và vị trí cơ thể, ráy tai sẽ tự động rơi ra ngoài.
Ngoài ra, ráy tai không hoàn toàn vô dụng, bởi nó có thể duy trì môi trường axit yếu trong ống tai và ức chế sự tăng sinh của vi khuẩn. Nếu ống tai quá sạch, lại là cơ hội cho các vi khuẩn phát triển, kéo theo đó là các khả năng về bệnh như viêm, đau, tạo mủ và các triệu chứng khác.
3. Vệ sinh khoang mũi quá sạch
 Khi thở, khoang mũi là bước đầu giúp lọc không khí. Nhưng khi chất lượng không khí không tốt, mũi rất dễ bị ngứa, nhiều người chịu không nổi sẽ ngoáy mũi, đương nhiên cũng không loại trừ những người có thói quen thường xuyên ngoáy mũi, cho rằng điều này giúp làm sạch mũi.
Nhung bo phan tren co the cang sach se cang gay hai cho suc khoe-Hinh-2
 
Tuy nhiên khi dùng tay ngoáy mũi, rất dễ gây tổn thường niêm mạc mũi. Hơn nữa dưới niêm mạc là mạng lưới mao mạch phong phú, nếu mức độ tổn thương sâu, sẽ khiến chảy máu cam.
Khoang mũi có khả năng tự làm sạch, nên không cần vệ sinh quá nhiều. Nếu muốn làm sạch mũi, nhẹ nhàng lau bằng khăn giấy mềm hoặc khăn tay. Đối với bệnh nhân bị viêm mũi hoặc nghẹt mũi, chảy nước mũi cần phải cân nhắc khi làm sạch mũi, nên tìm kiếm sự trợ giúp y tế.
4. Thường xuyên làm sạch rốn
Thường xuyên vệ sinh bằng cách moi, móc rốn sẽ khiến bạn lạnh bụng, đau bụng. Rốn là nơi tích tụ rất nhiều vi khuẩn. Bên trong rốn có khoảng 1400 loại vi khuẩn khác nhau nhưng hầu hết các vi khuẩn này không gây bệnh, giúp duy trì nhiệt độ rốn bình thường.
Nhung bo phan tren co the cang sach se cang gay hai cho suc khoe-Hinh-3
 
Vệ sinh quá nhiều, quá sạch, nhiệt lượng tỏa ra nhanh, ảnh hưởng đến chức năng đường tiêu hóa. Nếu moi rốn với lực quá mạnh, có thể làm xước, tổn thương vùng da mỏng quanh rốn và gây viêm. Tình hình xấu đi sẽ gây mủ, vi khuẩn xâm nhập vào các mạch máu quan trọng trong khoang bụng.
Theo Hà Vũ/Vietnamnet

>> xem thêm

Bình luận(0)