Ngoáy mũi. Trẻ nhỏ đôi khi khám phá cơ thể bằng cách ngoáy mũi. Nguyên nhân bởi các đầu dây thần kinh tập trung khá dày đặc khu vực này. Kích thích niêm mạc mũi khiến trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.Tuy nhiên, nếu đây không phải thói quen hàng ngày của trẻ thì cha mẹ nên cảnh giác. Việc bé ngoáy mũi liên quan đến các bệnh lý về mũi như viêm, chàm... khiến con khó chịu.Bứt tai. Hành động bứt tai đôi khi là dấu hiệu bé bị nấm, viêm tai giữa hay thậm chí lọt dị vật vào tai.Cấu tạo tai khiến trẻ không thể đưa sâu tay vào trong tác động. Chính vì vậy, con chỉ biết bứt vành tai bên ngoài để biểu hiện sự khó chịu.Đập đầu. Chuyên gia sức khỏe cho rằng, hành vi tự ngược đãi bản thân như đập đầu vào tường thường bắt nguồn từ mong muốn trút bỏ cảm xúc của mình.Ngoài ý nghĩa giải tỏa cảm xúc cực đoan, hành vi đập đầu vào tường nhiều trường hợp là cách trẻ muốn bạn biết con đang không khỏe.Tay ôm bụng. Những cơn khóc kéo dài, không rõ nguyên nhân của con khiến không ít bà mẹ lúng túng.Tuy nhiên, nếu trẻ có dấu hiệu dùng tay ôm bụng, chân đạp mạnh vào không khí, thường xuyên xì hơi thì rất có thể bé có vấn đề về tiêu hóa. Cụ thể, bé đang đầy hơi hoặc rối loạn tiêu hóa, đau bụng... Ảnh: Internet.Mời độc giả xem video: Liên tiếp phát hiện thực phẩm bẩn tại trường mầm non Thanh Khương. Nguồn: VTV1.
Ngoáy mũi. Trẻ nhỏ đôi khi khám phá cơ thể bằng cách ngoáy mũi. Nguyên nhân bởi các đầu dây thần kinh tập trung khá dày đặc khu vực này. Kích thích niêm mạc mũi khiến trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
Tuy nhiên, nếu đây không phải thói quen hàng ngày của trẻ thì cha mẹ nên cảnh giác. Việc bé ngoáy mũi liên quan đến các bệnh lý về mũi như viêm, chàm... khiến con khó chịu.
Bứt tai. Hành động bứt tai đôi khi là dấu hiệu bé bị nấm, viêm tai giữa hay thậm chí lọt dị vật vào tai.
Cấu tạo tai khiến trẻ không thể đưa sâu tay vào trong tác động. Chính vì vậy, con chỉ biết bứt vành tai bên ngoài để biểu hiện sự khó chịu.
Đập đầu. Chuyên gia sức khỏe cho rằng, hành vi tự ngược đãi bản thân như đập đầu vào tường thường bắt nguồn từ mong muốn trút bỏ cảm xúc của mình.
Ngoài ý nghĩa giải tỏa cảm xúc cực đoan, hành vi đập đầu vào tường nhiều trường hợp là cách trẻ muốn bạn biết con đang không khỏe.
Tay ôm bụng. Những cơn khóc kéo dài, không rõ nguyên nhân của con khiến không ít bà mẹ lúng túng.
Tuy nhiên, nếu trẻ có dấu hiệu dùng tay ôm bụng, chân đạp mạnh vào không khí, thường xuyên xì hơi thì rất có thể bé có vấn đề về tiêu hóa. Cụ thể, bé đang đầy hơi hoặc rối loạn tiêu hóa, đau bụng... Ảnh: Internet.
Mời độc giả xem video: Liên tiếp phát hiện thực phẩm bẩn tại trường mầm non Thanh Khương. Nguồn: VTV1.