Thở khò khè, ho nhiều tưởng cảm lạnh nào ngờ mắc bệnh hiểm

Google News

Đến bệnh viện trong tình trạng thở khò khè, ho nhiều, sốt, cô Vương tưởng là bệnh cảm lạnh trở nặng nhưng thực tế lại nhiễm khuẩn cryptococcus, rất nguy kịch.

Cô Vương, 45 tuổi ở Đài Loan (Trung Quốc), cách đây không lâu được hóa trị ung thư buồng trứng, tình trạng ban đầu tương đối ổn định.
Tuy nhiên, sau hơn một tháng điều trị, cô bắt đầu xuất hiện triệu chứng thở khò khè và ho. Ban đầu, cô nghĩ đó chỉ là cảm lạnh, nhưng khi bệnh trở nên nghiêm trọng, cô tiếp tục có triệu chứng khó thở nên phải nhập viện khẩn cấp để khám.
Sau khi bác sĩ bệnh truyền nhiễm hội chẩn, cô Vương được phát hiện có một lỗ ở thùy phổi phải, ngoài ra, khả năng miễn dịch của cô rất yếu, xét nghiệm máu xác nhận bị nhiễm khuẩn cryptococcus, rất nguy kịch.
Tho kho khe, ho nhieu tuong cam lanh nao ngo mac benh hiem
Ảnh minh hoạ. 
Bác sĩ Trương Vi Thạc - bác sĩ bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Đại học Á Châu cho biết, cryptococcus là một loại vi khuẩn phổ biến tồn tại trong môi trường sống, hầu hết người trưởng thành khỏe mạnh bình thường sẽ không bị ảnh hưởng sau khi tiếp xúc.
Tuy nhiên, nếu bệnh nhân có chức năng miễn dịch thấp, một khi đã nhiễm trùng qua đường hô hấp, khuẩn này có thể xâm nhập vào phổi và gây sốt, ho khan, đau ngực, đổ mồ hôi ban đêm và các triệu chứng giống cảm lạnh khác. Trong trường hợp nghiêm trọng, nó thậm chí có thể gây ra viêm màng não do cryptococcus hoặc viêm phổi do cryptococcus, cực nguy hiểm.
Theo bác sĩ Trương, nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh cryptococcosis chủ yếu là những người có khả năng miễn dịch kém, chẳng hạn như người già, bệnh nhân AIDS, bệnh nhân có khối u ác tính, cấy ghép nội tạng, điều trị bằng steroid lâu dài và bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.
Lưu ý thêm, vì các triệu chứng ban đầu của nhiễm khuẩn cryptococcosis rất giống với cảm lạnh nên bệnh nhân thường phải đến gặp bác sĩ nhiều lần để tìm ra nguyên nhân thực sự.
Đồng thời, hãy cố gắng ăn uống điều độ, duy trì thói quen tập thể dục để tăng cường khả năng miễn dịch. Khi ra ngoài nhớ đeo khẩu trang để giảm nguy cơ lây nhiễm. Nếu sốt dai dẳng, nhức đầu, thở khò khè, ho... thì nên đi khám càng sớm càng tốt để điều trị thích hợp.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Ung thư phổi có dễ nhầm với các bệnh hô hấp khác?

 Nguồn video: Vinmec

Kiều Dụ (Theo CT)

>> xem thêm

Bình luận(0)