1. Cho trẻ uống thuốc sai cách: Nhiều bậc phụ huynh thường dùng cách dùng hai ngón tay bịt mũi của trẻ, đến khi trẻ há miệng ra để thở thì đổ thuốc vào miệng trẻ. Ảnh: soha.vn.Cách này thực chất rất nguy hiểm, trẻ uống thuốc trong hơi thở gấp không những dễ bị nghẹn mà còn dẫn đến dịch tiết mũi hoặc thuốc trong cổ họng vào tai giữa, gây bệnh viêm tai giữa. Ảnh: diuembe.net.2. Vắt mũi cho trẻ: Cha mẹ thường dùng hai ngón tay để vắt mũi cho trẻ. Tuy nhiên cách vắt mũi này hoàn toàn sai vì vắt mũi quá mạnh có thể khiến nước mũi chứa nhiều vi khuẩn chảy ngược vào trong cổ họng sang tai và gây bệnh viêm tai giữa. Ảnh: xoangbachphuc.vn.Nếu trẻ bị sổ mũi, bố mẹ nên hút mũi hoặc dùng một ngón tay ấn vào từng bên mũi của trẻ một cách nhẹ nhàng để nước mũi chảy ra. Ảnh: bacsynhikhoa.weebly.vn.3. Ngoáy tai: Nhiều cha mẹ không biết rằng tai trẻ nhỏ là bộ phận có khả năng tự làm sạch. Vì vậy mẹ chỉ nên dùng khăn sạch lau bên vành ngoài của tai, tránh ngoáy tai có thể gây nhiễm trùng ống tai ngoài. Ảnh: giadinh.net.vn.Khi ngoáy tai cho bé, nếu không kiểm soát được lực, bạn cũng có thể gây tổn thương màng nhĩ, tổn hại đến thính giác của trẻ. Ảnh: alobacsi.com.4. Cho bé nằm uống sữa: Một số bà mẹ thường để trẻ nằm trên sàn để bú, uống sữa, nhưng đây là cách cho uống sữa đặc biệt nguy hiểm đến thính giác của trẻ. Ảnh: bachhoaxanh.com.Bé nằm ngửa trên sàn nhà dễ dẫn đến sữa có thể chảy qua ống họng vào tai giữa dẫn đến bệnh viêm tai giữa. Khi nên cho bé uống, bú sữa, mẹ nên bế bé lên và một tay đỡ đầu bé ở góc nghiêng 45 độ, tay kia mẹ cầm bình sữa và cho bé bú từ từ. Ảnh: marrybaby.com.5. Bẹo má: Nhiều phụ huynh rất yêu con nên thường cưng nựng con bằng cách bẹo má. Tuy nhiên, bố mẹ nên tránh chơi đùa với con bằng cách này vì có thể vô tình tác động lực lên tai của em bé. Ảnh: youtube.com.Các bộ phận trên cơ thể trẻ nhỏ lúc này rất mỏng manh và một tác động lực hơi mạnh cũng có thể làm tổn thương tai, gây thủng màng nhĩ, nhiễm trùng. Ảnh: suckhoevabe.vn.
1. Cho trẻ uống thuốc sai cách: Nhiều bậc phụ huynh thường dùng cách dùng hai ngón tay bịt mũi của trẻ, đến khi trẻ há miệng ra để thở thì đổ thuốc vào miệng trẻ. Ảnh: soha.vn.
Cách này thực chất rất nguy hiểm, trẻ uống thuốc trong hơi thở gấp không những dễ bị nghẹn mà còn dẫn đến dịch tiết mũi hoặc thuốc trong cổ họng vào tai giữa, gây bệnh viêm tai giữa. Ảnh: diuembe.net.
2. Vắt mũi cho trẻ: Cha mẹ thường dùng hai ngón tay để vắt mũi cho trẻ. Tuy nhiên cách vắt mũi này hoàn toàn sai vì vắt mũi quá mạnh có thể khiến nước mũi chứa nhiều vi khuẩn chảy ngược vào trong cổ họng sang tai và gây bệnh viêm tai giữa. Ảnh: xoangbachphuc.vn.
Nếu trẻ bị sổ mũi, bố mẹ nên hút mũi hoặc dùng một ngón tay ấn vào từng bên mũi của trẻ một cách nhẹ nhàng để nước mũi chảy ra. Ảnh: bacsynhikhoa.weebly.vn.
3. Ngoáy tai: Nhiều cha mẹ không biết rằng tai trẻ nhỏ là bộ phận có khả năng tự làm sạch. Vì vậy mẹ chỉ nên dùng khăn sạch lau bên vành ngoài của tai, tránh ngoáy tai có thể gây nhiễm trùng ống tai ngoài. Ảnh: giadinh.net.vn.
Khi ngoáy tai cho bé, nếu không kiểm soát được lực, bạn cũng có thể gây tổn thương màng nhĩ, tổn hại đến thính giác của trẻ. Ảnh: alobacsi.com.
4. Cho bé nằm uống sữa: Một số bà mẹ thường để trẻ nằm trên sàn để bú, uống sữa, nhưng đây là cách cho uống sữa đặc biệt nguy hiểm đến thính giác của trẻ. Ảnh: bachhoaxanh.com.
Bé nằm ngửa trên sàn nhà dễ dẫn đến sữa có thể chảy qua ống họng vào tai giữa dẫn đến bệnh viêm tai giữa. Khi nên cho bé uống, bú sữa, mẹ nên bế bé lên và một tay đỡ đầu bé ở góc nghiêng 45 độ, tay kia mẹ cầm bình sữa và cho bé bú từ từ. Ảnh: marrybaby.com.
5. Bẹo má: Nhiều phụ huynh rất yêu con nên thường cưng nựng con bằng cách bẹo má. Tuy nhiên, bố mẹ nên tránh chơi đùa với con bằng cách này vì có thể vô tình tác động lực lên tai của em bé. Ảnh: youtube.com.
Các bộ phận trên cơ thể trẻ nhỏ lúc này rất mỏng manh và một tác động lực hơi mạnh cũng có thể làm tổn thương tai, gây thủng màng nhĩ, nhiễm trùng. Ảnh: suckhoevabe.vn.