Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) đang có xu hướng trẻ hóa và có những diễn biến khó lường. Đây là tình trạng bệnh lý rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng lượng đường huyết trong cơ thể. Nếu không chú ý, để bệnh diễn tiến nặng thì cực kỳ khó chữa. Khi bàn tay có 3 dấu hiệu như sau, lập tức đến bệnh viện để khám chữa.
1. Tê bì ngón tay
Tê bì ngón tay là vấn đề mà nhiều người gặp phải, đặc biệt là ở người trung niên và cao tuổi. Thời gian đầu, tê bì ngón tay có biểu hiện giống như bị kiến bò, sau đó như bị kim đâm vào ngón tay. Tiếp đó khi nặng hơn, hiện tượng tê bì lan xuống bàn tay hoặc thậm chí cả cánh tay.
Hãy nhớ rằng, một cơ thể tương đối khỏe mạnh thì ngón tay không dễ bị tê, trừ khi xách vật nặng lâu, bị đè lên, hoặc nằm sai tư thế. Nếu không có các tác động ngoại lực mà tay lại bị tê, hãy nghĩ ngay đến bệnh tiểu đường.
Theo quan sát, khi lượng đường huyết trong cơ thể tăng cao sẽ hình thành cảm giác tê, ngứa ran ở các ngón tay. Nếu tình trạng này kéo dài, hãy đi khám càng sớm càng tốt.
2. Nổi mẩn đỏ ở mu bàn tay
Nổi mẩn đỏ ở tay là tình trạng thường xuất hiện khi vùng da tay tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng, dị ứng hoặc do côn trùng đốt. Thế nhưng, nếu là các nguyên nhân phổ thông này thì các vết nổi mẩn sẽ nhanh lặn đi sau một khoảng thời gian ngắn hoặc biến mất sau khi uống thuốc dị ứng.
Tuy nhiên, thường xuyên nổi mẩn đỏ ở mu bàn tay lại là dấu hiệu cảnh báo tình trạng lượng đường trong máu đang mất kiểm soát. Cụ thể, người có lượng đường trong máu cao thường có chức năng lưu thông máu suy giảm, do đó vùng tay, chân, miệng dễ bị nổi mẩn đỏ, sưng tấy.
Chính vì thế, nếu bạn thấy mu bàn tay, cánh tay của mình rất dễ nổi mẩn đỏ thì hãy nhanh chóng đi kiểm tra bệnh đái tháo đường.
3. Nổi mụn rộp trên tay
Tình trạng nổi mụn rộp ở tay có thể xảy ra ở những người có làn da nhạy cảm, khi tác động tay vào mụn rộp thì chúng sẽ vỡ ra, gây rát, ngứa ngáy, viêm nhiễm, vô cùng khó chịu. Thi thoảng, do không giữ vệ sinh thân thể hoặc tiếp xúc với nước bị nhiễm vi khuẩn thì tay chân cũng có thể nổi lên mụn rộp.
Thế nhưng, ở những người có lượng đường huyết cao, mụn rộp nổi trên tay nhưng không gây đau cũng không gây ngứa. Nguyên nhân hình thành của những mụn rộp là do lượng đường trong máu dư thừa hoặc do nhiễm nấm candida albicans.
Do đó, nếu thấy tình trạng nổi mụn rộp trên da bất thường và liên tục thì hãy đi khám ngay, chú ý đến bệnh tiểu đường nhé.
Mời quý độc giả xem video: Phát hiện sớm và phòng ngừa bệnh tiểu đường. Nguồn: HTV1.