Đêm 30 Tết, ca trực buổi tối của các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Trung ương có 3 ca sinh nở diễn ra từ 19h đến 0h ngày mùng 1 Tết.Ca sinh giao thừa năm Tân Sửu là Nguyễn Thị Hường đến từ Hưng Yên. Sản phụ cho biết trong quá trình chăm sóc thai, chị thường xuyên đi từ nhà cách Hà Nội hơn 40 km để đến bệnh viện này khám nên dịp này gia đình chọn thủ đô là nơi sinh em bé.Chị Hường nhập viện từ 14h45 chiều 30 Tết sau khi cảm thấy sắp trở dạ. Tại đây, ê kíp bác sĩ sử dụng phương pháp gây tê ngoài màng cứng, là loại hình kỹ thuật giảm đau hiệu quả nhất hiện nay mà sản phụ vẫn tỉnh táo khi sinh, áp dụng giảm đau trong chuyển dạ tự nhiên, còn gọi là "đẻ không đau".Vào thời khắc những quả pháo hoa đầu tiên trên bầu trời Hà Nội bắt đầu bắn cũng là lúc cô con gái đầu tiên của sản phụ sinh năm 2000 chào đời.Ngay lập tức bé được đeo vòng mã số vào chân, bên trên ghi tên sản phụ Nguyễn Thị Hường.Ê kíp phụ sản làm thủ tục điều trị nội trú cho hai mẹ con chị Hường và ghi giấy chứng sinh mang tên Nguyễn Thuỳ Anh.Trước khi mang vào buồng chăm sóc, chị Hường được nằm bế con vài phút. Chị chia sẻ cảm thấy rất xúc động khi sinh con vào giao thừa.Bé được mang vào buồng chăm sóc đặc biệt.Giữ ấm cho bé là việc làm quan trọng đầu tiên của ê kíp y bác sĩ. Khi ở trong bụng mẹ, trẻ đã quen với môi trường nhiệt độ ổn định, khi ra môi trường bên ngoài, nhiệt độ thay đổi khiến bé phải tự thích nghi. Tuy nhiên cơ chế thích ứng của bé còn rất kém, cần được quấn khăn, đội mũ ngay lập tức. Nhiệt độ thích hợp lúc này ở mức 27 – 32 độ C.Chị Hường sinh năm 2000, tuổi còn khá trẻ, mới kết hôn được hơn 1 năm. Đây là con đầu lòng của hai vợ chồng. Trong quá trình mang thai, chị được mẹ và ông xã chăm chút rất chu đáo.Ở lần cân thứ nhất không quấn khăn, Thuỳ Anh nặng 2,9 kg, còn khi được ủ ấm màn hiển thị hiện 3,31 kg.Thuỳ Anh được chăm sóc đặc biệt trong lồng kính trước khi trở lại với mẹ. Ban đầu, do chưa thích nghi với ánh sáng ngoài bụng mẹ, bé chỉ mở mắt trái, nhắm tịt mắt phải, cô y tá phải dùng tay kéo lúc này em mới mở đều cả hai mắt.Sau khi sinh ít phút chị Hường được chuyển sang phòng sau sinh để người thân tiện chăm sóc. Sản phụ chia sẻ lúc sinh bác sĩ sử dụng phương pháp đẻ không đau nhưng chị vẫn có cảm giác đau dù không có biểu hiện phát ra tiếng kêu.Vào khoảng 0h20 ngày mùng 1 Tết, Thuỳ Anh được đưa sang phòng sau sinh cùng mẹ. Lúc này bé không còn khóc và ngủ ngoan.Bà nội Bùi Thị Bé và bố của bé Thuỳ Anh là anh Nguyễn Trung Kiên (con trai thứ 2 của bà Bé) có mặt sẵn để trông đợi giây phút được nhìn thấy Thuỳ Anh. Bà Bé chia sẻ mặc dù đây là lần thứ hai có cháu nội nhưng vẫn rất hồi hộp và lo lắng, nhất là cô con dâu trở dạ vào đúng 30 Tết. Mọi việc ở gia đình đều phải tạm hoãn để lên Hà Nội chăm sóc cho hai mẹ con.
Đêm 30 Tết, ca trực buổi tối của các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Trung ương có 3 ca sinh nở diễn ra từ 19h đến 0h ngày mùng 1 Tết.
Ca sinh giao thừa năm Tân Sửu là Nguyễn Thị Hường đến từ Hưng Yên. Sản phụ cho biết trong quá trình chăm sóc thai, chị thường xuyên đi từ nhà cách Hà Nội hơn 40 km để đến bệnh viện này khám nên dịp này gia đình chọn thủ đô là nơi sinh em bé.
Chị Hường nhập viện từ 14h45 chiều 30 Tết sau khi cảm thấy sắp trở dạ. Tại đây, ê kíp bác sĩ sử dụng phương pháp gây tê ngoài màng cứng, là loại hình kỹ thuật giảm đau hiệu quả nhất hiện nay mà sản phụ vẫn tỉnh táo khi sinh, áp dụng giảm đau trong chuyển dạ tự nhiên, còn gọi là "đẻ không đau".
Vào thời khắc những quả pháo hoa đầu tiên trên bầu trời Hà Nội bắt đầu bắn cũng là lúc cô con gái đầu tiên của sản phụ sinh năm 2000 chào đời.
Ngay lập tức bé được đeo vòng mã số vào chân, bên trên ghi tên sản phụ Nguyễn Thị Hường.
Ê kíp phụ sản làm thủ tục điều trị nội trú cho hai mẹ con chị Hường và ghi giấy chứng sinh mang tên Nguyễn Thuỳ Anh.
Trước khi mang vào buồng chăm sóc, chị Hường được nằm bế con vài phút. Chị chia sẻ cảm thấy rất xúc động khi sinh con vào giao thừa.
Bé được mang vào buồng chăm sóc đặc biệt.
Giữ ấm cho bé là việc làm quan trọng đầu tiên của ê kíp y bác sĩ. Khi ở trong bụng mẹ, trẻ đã quen với môi trường nhiệt độ ổn định, khi ra môi trường bên ngoài, nhiệt độ thay đổi khiến bé phải tự thích nghi. Tuy nhiên cơ chế thích ứng của bé còn rất kém, cần được quấn khăn, đội mũ ngay lập tức. Nhiệt độ thích hợp lúc này ở mức 27 – 32 độ C.
Chị Hường sinh năm 2000, tuổi còn khá trẻ, mới kết hôn được hơn 1 năm. Đây là con đầu lòng của hai vợ chồng. Trong quá trình mang thai, chị được mẹ và ông xã chăm chút rất chu đáo.
Ở lần cân thứ nhất không quấn khăn, Thuỳ Anh nặng 2,9 kg, còn khi được ủ ấm màn hiển thị hiện 3,31 kg.
Thuỳ Anh được chăm sóc đặc biệt trong lồng kính trước khi trở lại với mẹ. Ban đầu, do chưa thích nghi với ánh sáng ngoài bụng mẹ, bé chỉ mở mắt trái, nhắm tịt mắt phải, cô y tá phải dùng tay kéo lúc này em mới mở đều cả hai mắt.
Sau khi sinh ít phút chị Hường được chuyển sang phòng sau sinh để người thân tiện chăm sóc. Sản phụ chia sẻ lúc sinh bác sĩ sử dụng phương pháp đẻ không đau nhưng chị vẫn có cảm giác đau dù không có biểu hiện phát ra tiếng kêu.
Vào khoảng 0h20 ngày mùng 1 Tết, Thuỳ Anh được đưa sang phòng sau sinh cùng mẹ. Lúc này bé không còn khóc và ngủ ngoan.
Bà nội Bùi Thị Bé và bố của bé Thuỳ Anh là anh Nguyễn Trung Kiên (con trai thứ 2 của bà Bé) có mặt sẵn để trông đợi giây phút được nhìn thấy Thuỳ Anh. Bà Bé chia sẻ mặc dù đây là lần thứ hai có cháu nội nhưng vẫn rất hồi hộp và lo lắng, nhất là cô con dâu trở dạ vào đúng 30 Tết. Mọi việc ở gia đình đều phải tạm hoãn để lên Hà Nội chăm sóc cho hai mẹ con.