Telemedicine mang lại lợi ích gì cho sức khỏe người dân biển đảo?

Google News

Hệ thống truyền hình trực tuyến telemedicine đã làm thay đổi một cách căn bản chất lượng chăm sóc sức khỏe người bệnh.

Telemedicine thay đổi chất lượng chăm sóc sức khỏe người bệnh
Theo Thiếu tướng, TTND.PGS.TS.BS Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc Bệnh viện Quân y 175, từ những năm 2007, hệ thống truyền hình trực tuyến telemedicine đã làm thay đổi một cách căn bản chất lượng chăm sóc sức khỏe người bệnh, đặc biệt là những chiến sĩ, nhân dân trên đảo và ngư dân đang ngày đêm ra khơi bám biển.
Với hàng chục ngàn lần khám, chữa bệnh, tiếp nhận hàng ngàn ca cấp cứu và hàng trăm ca phẫu thuật, Trung tâm Y tế Trường Sa đã góp phần cứu sống rất nhiều bệnh nhân có bệnh lý đặc biệt, phức tạp như chấn thương sọ não, đột quỵ não, nhồi máu cơ tim, viêm tụy cấp, nhiễm trùng huyết suy đa tạng…
“Đỉnh cao nhất là Trung tâm Y tế Trường Sa đã tiến hành mổ sinh cho hai sản phụ dưới sự chỉ đạo của hội đồng chuyên môn qua hệ thống telemedicine (năm 2011 và 2017)”, PGS.TS.BS Nguyễn Hồng Sơn chia sẻ.
Telemedicine mang lai loi ich gi cho suc khoe nguoi dan bien dao?
Trung tâm Y tế Trường Sa đã tiến hành mổ sinh cho hai sản phụ dưới sự chỉ đạo của hội đồng chuyên môn qua hệ thống telemedicine. Ảnh tư liệu. 
Bên cạnh đó, chuyển thương có ý nghĩa quyết định tới mạng sống của người bệnh. Trước đây, các chuyến chuyển thương chủ yếu sử dụng tàu cá của ngư dân, tàu Hải quân. Hiện nay, chúng ta đã có trực thăng, thủy phi cơ tạo khả năng tác chiến cơ động, cướp được giờ vàng trong cứu chữa người bệnh.
Được biết, nhiều bệnh nhân từ Trung tâm Y tế Trường Sa đã được chuyển thương an toàn về Bệnh viện Quân y 175.
Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, cho biết nước ta có dân số sống tiếp giáp biển khoảng gần 20 triệu người, dân số các huyện đảo là 250.000 người.
Chính vì vậy, việc phát triển mạng lưới y tế, bảo đảm chăm sóc sức khỏe của nhân dân vùng biển, đảo là nhiệm vụ quan trọng nhằm cụ thể hóa đường lối, quan điểm của Đảng.
Ngoài việc nâng cao hiệu quả hoạt động, củng cố mạng lưới y tế cơ sở trên các vùng biển, đảo theo phương thức sử dụng lực lượng tại chỗ; còn phải bảo đảm triển khai ứng dụng nền tảng hỗ trợ, tư vấn khám chữa bệnh từ xa ở các xã đảo, huyện đảo để nhân dân và bộ đội được chăm sóc sức khỏe tốt hơn.
Telemedicine là gì?
Năm 1970, thuật ngữ Telemedicine (khám bệnh từ xa) ra đời nhằm mô tả cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho các bệnh nhân từ xa thông qua hệ thống viễn thông và công nghệ thông tin.
Telemedicine mang lai loi ich gi cho suc khoe nguoi dan bien dao?-Hinh-2
 Từ những năm 2007, hệ thống truyền hình trực tuyến telemedicine đã làm thay đổi một cách căn bản chất lượng chăm sóc sức khỏe người bệnh trên đảo xa. Ảnh tư liệu.
Telemedicine cho phép bệnh nhân được khám từ xa, không khẩn cấp với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của họ, bằng cách sử dụng điện thoại thông minh, máy tính hoặc máy tính bảng. Nghiên cứu cho thấy, hầu hết bệnh nhân đều hài lòng với các lần khám bệnh từ xa. Trong nhiều trường hợp, những lần thăm khám này tương tự thăm khám trực tiếp.
Tại Việt Nam, Telemedicine đang có cơ hội để phát triển, nhưng còn không ít rào cản, cần những giải pháp để có thể phát huy hiệu quả trong thực tế để phục vụ tốt hơn việc chăm sóc sức khỏe người dân.
Telemedicine được ứng dụng nhiều trong nhiều lĩnh vực y tế như teleradiology (chuẩn đoán hình ảnh X-quang từ xa), telepathology (bệnh lý học từ xa), telepsychiatry (giải pháp các bệnh tâm thần từ xa), teledermatology (giải pháp các bệnh về da từ xa), teleopthamology (giải pháp các bệnh về mắt từ xa), telenerphrology (giải pháp cho bệnh về thận từ xa), telehabilitation (giải pháp phục hồi chức năng từ xa), telesurgery (giải pháp phẫu thuật từ xa), telecardiology (giải pháp các bệnh tim mạch từ xa)…
Theo Hiệp hội Bệnh viện Mỹ (AHA), từ năm 2016 đến năm 2017, yêu cầu bảo hiểm y tế đối với y tế từ xa đã tăng 53%. Riêng năm 2017, khoảng 76% bệnh viện ở Mỹ kết nối với bệnh nhân và các bác sĩ khác thông qua video.
Cụ thể, cứ 10 người Mỹ thì có 1 dùng telemedicine, đặc biệt giới trẻ, còn nhóm người già, tỷ lệ này chỉ đạt 5,5%. Hiện nay, do đại dịch COVID-19 bùng phát, theo dự báo của Forrester Research, dịch vụ chăm sóc sức khỏe ảo, trong đó có Telemedicine, sẽ tăng lên 1 tỷ người vào cuối 2020 này.
Tại các nước phát triển Âu - Mỹ, nền tảng Telemedicine đã và đang thịnh hành, chẩn đoán phổ biến nhất được thực hiện trong quá trình khám bệnh từ xa là viêm xoang, sau đó là cảm lạnh, cúm, ho gà và nhiễm trùng đường tiết niệu. Telemedicine còn được ứng dụng trong quản lý bệnh mãn tính, quản lý thuốc (kiểm soát sinh đẻ, bệnh mãn tính), chăm sóc khẩn cấp không khẩn cấp (chấn thương nhẹ, bệnh đường hô hấp, nhiễm trùng).
Trong bối cảnh dịch COVID-19 hiện nay, Telemedicine lại càng phát huy tác dụng, hữu ích cho việc cung cấp dịch vụ y tế từ xa, công ty bảo hiểm và hệ thống y tế đang cung cấp dịch vụ tư vấn từ xa miễn phí cho bất kỳ ai gặp các triệu chứng.
PV

>> xem thêm

Bình luận(0)