Tắm rửa phải chừa 3 bộ phận này mới trường thọ: 90% không biết

Google News

Khi tắm, bạn không nên động đến 3 nơi này trên cơ thể. Tắm đúng cách sẽ tốt cho sức khỏe, giúp bạn trường thọ hơn.

Nhiều người bị ám ảnh bởi sự sạch sẽ. Họ thường tắm rửa để giữ cho cơ thể luôn sạch sẽ mà không biết rằng một số bộ phận được vệ sinh quá kỹ sẽ không tốt cho sức khỏe.
1. Lỗ mũi
Các chuyên gia sức khoẻ khuyến cáo, nếu khoang mũi không có triệu chứng nghẹt, khó chịu thì không nên thọc rửa lỗ mũi khi tắm.
Việc thọc rửa khoang mũi thường xuyên sẽ làm suy yếu khả năng tự thanh lọc, tự bảo vệ của khoang mũi. Không giống như rửa mặt và rửa chân, một khi bạn có thói quen rửa lỗ mũi quá thường xuyên, bạn sẽ khiến nơi này trở nên nhạy cảm.
Đó là chưa tính đến trường hợp, bạn không thể rửa sạch lỗ mũi thì sẽ tạo điều kiện cho rất nhiều vi khuẩn xâm nhập, gây tổn thương đến lớp màng bảo vệ của khoang mũi, gây hại cho sức khỏe.
Tam rua phai chua 3 bo phan nay moi truong tho: 90% khong biet
 Tắm rửa phải chừa 3 bộ phận này thì mới trường thọ. - Ảnh minh hoạ.
2. Rốn
Rốn là bộ phận rất nhạy cảm. Khi tắm, một số người thường có thói quen moi móc, cố gắng rửa sạch vùng rốn. Thế nhưng, việc dùng lực quá mạnh khi lau, rửa sẽ khiến rốn bị tổn thương và viêm nhiễm. Thông thường, nếu muốn vệ sinh vùng rốn, bạn nên dùng tăm bông để lau nhẹ để tránh bị viêm rốn. Đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, không nên rửa rốn quá thường xuyên.
Rốn có thể bảo vệ đường ruột khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, nếu vệ sinh rốn quá nhiều lần hoặc chất bẩn bên trong thường xuyên bị đảo qua đảo lại sẽ làm tăng khả năng nhiễm trùng đường ruột. Chính vì vậy, mọi người nên vệ sinh rốn một cách hợp lý, đúng cách.
3. Tai
Nếu không gặp trường hợp đặc biệt thì không nên rửa tai thường xuyên, bởi thao tác không đúng cách sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập gây viêm tai.
Ngoài ra, khi tắm, bạn nên tránh để nước vào tai tránh làm tổn thương màng nhĩ, nếu có nhiều dịch tiết trong tai, khuyên bạn nên chấm tăm bông vào đó, làm sạch bằng nước muối để tránh viêm tai. Nếu nặng hơn, nên đi bệnh viện khám và chữa đúng quy trình.

Mời độc giả xem thêm video: Dấu hiệu, biểu hiện của viêm nhiễm phụ khoa? (Nguồn video: Sức khỏe & Đời sống)

Kiều Dụ (Theo SH)

>> xem thêm

Bình luận(0)