Dạy học là một trong những nghề hao tổn sức lực nhất trong số tất cả các ngành nghề. Đây là một công việc đòi hỏi phải có đủ cả sức khỏe tinh thần, sức khỏe thể chất và cả sức khỏe về tình cảm mới có thể theo đuổi được. Do vậy, hội chứng cháy sạch – tức căng thẳng quá độ - là một trong những bệnh nghề nghiệp của giáo viên.Các thầy cô giáo luôn biết cách làm thế nào để trở thành một nhà giáo thành công , chỉ có điều có quá nhiều việc phải làm, từ giáo trình, giáo án đến quản lý học sinh, tiếp cận từng học sinh và hoàn thành các nhiệm vụ của nhà trường. Sau đây là một số dấu hiệu có thể nhận thấy của căn bệnh nghề nghiệp của các thầy cô giáo.Kiệt sức: Đây là một sự mệt mỏi ăn sâu đến nỗi các thầy cô giáo không thể thoát ra khỏi cảm giác mệt mỏi mặc dù rất muốn. Nghiêm nghị quá mức: Rất ít khi mỉm cười hoặc cười to, có khi vài ngày cũng không có một trận cười to nào. Lo lắng: Cảm giác này là khi có thể và nên làm nhiều việc hơn nữa nhưng đồng thời cũng nhận ra mình phải kết thúc công việc và dành nhiều thời gian hơn cho gia đình. Ngoài ra còn một số dấu hiệu nhận biết như cảm giác bị công việc lấn áp, chôn vùi, mất dần khả năng sáng tạo, tưởng tượng, kiên nhẫn trước những thử thách mới và cảm thấy bị cô lập. Đối với nghề nhà giáo, căng thẳng quá mức không đơn thuần là một tâm trạng hoặc một trạng thái tâm lý. Sự kiệt sức về tình cảm, nhận thức và thể chất lâu dần sẽ dẫn đến những hệ quả về thể chất và sức khỏe, trong đó mất ngủ là ví dụ tiêu biểu nhất về căng thẳng do nghề nghiệp đối với nhà giáo. Để phòng tránh hội chứng cháy sạch ở giáo viên, ngoài những giải pháp ở cấp độ nhà trường, mỗi người cần có một giải pháp cho riêng mình. Dưới đây là một số giải pháp có thể phát huy tác dụng:Giải pháp Sfumato tức nguyên tắc khói trắng, đây là khả năng kết hợp giữa cái không chắc chắn, cái chưa biết và cái không thể biết. Nói cách khác đây là khả năng thả trôi mọi việc chưa hoàn thành khi biết bản thân đã cố gắng hết sức mình. Giữ cân bằng: Cũng giống như trong yoga, cân bằng không phải là một sự đối xứng mà nói về sự chống đỡ, nghĩa là cần mở rộng cái tôi bên trong để nhận được sự giúp đỡ của cộng đồng. Chú ý đến bản thân: Giáo viên cũng là con người nên cũng có những nhu cầu của riêng mình cần được tôn trọng và đặt cao hơn công việc. Vì vậy, cần dành thời gian cho những hoạt động giải trí. Chú ý đến các mối quan hệ: Ngoài công việc thì gia đình, bạn bè. Thời gian tách khỏi công việc chính là thời gian để nạp lại năng lượng cho bản thân. (Nguồn ảnh: Pinterest)
Dạy học là một trong những nghề hao tổn sức lực nhất trong số tất cả các ngành nghề. Đây là một công việc đòi hỏi phải có đủ cả sức khỏe tinh thần, sức khỏe thể chất và cả sức khỏe về tình cảm mới có thể theo đuổi được. Do vậy, hội chứng cháy sạch – tức căng thẳng quá độ - là một trong những bệnh nghề nghiệp của giáo viên.
Các thầy cô giáo luôn biết cách làm thế nào để trở thành một nhà giáo thành công , chỉ có điều có quá nhiều việc phải làm, từ giáo trình, giáo án đến quản lý học sinh, tiếp cận từng học sinh và hoàn thành các nhiệm vụ của nhà trường. Sau đây là một số dấu hiệu có thể nhận thấy của căn bệnh nghề nghiệp của các thầy cô giáo.
Kiệt sức: Đây là một sự mệt mỏi ăn sâu đến nỗi các thầy cô giáo không thể thoát ra khỏi cảm giác mệt mỏi mặc dù rất muốn.
Nghiêm nghị quá mức: Rất ít khi mỉm cười hoặc cười to, có khi vài ngày cũng không có một trận cười to nào.
Lo lắng: Cảm giác này là khi có thể và nên làm nhiều việc hơn nữa nhưng đồng thời cũng nhận ra mình phải kết thúc công việc và dành nhiều thời gian hơn cho gia đình.
Ngoài ra còn một số dấu hiệu nhận biết như cảm giác bị công việc lấn áp, chôn vùi, mất dần khả năng sáng tạo, tưởng tượng, kiên nhẫn trước những thử thách mới và cảm thấy bị cô lập.
Đối với nghề nhà giáo, căng thẳng quá mức không đơn thuần là một tâm trạng hoặc một trạng thái tâm lý. Sự kiệt sức về tình cảm, nhận thức và thể chất lâu dần sẽ dẫn đến những hệ quả về thể chất và sức khỏe, trong đó mất ngủ là ví dụ tiêu biểu nhất về căng thẳng do nghề nghiệp đối với nhà giáo.
Để phòng tránh hội chứng cháy sạch ở giáo viên, ngoài những giải pháp ở cấp độ nhà trường, mỗi người cần có một giải pháp cho riêng mình. Dưới đây là một số giải pháp có thể phát huy tác dụng:
Giải pháp Sfumato tức nguyên tắc khói trắng, đây là khả năng kết hợp giữa cái không chắc chắn, cái chưa biết và cái không thể biết. Nói cách khác đây là khả năng thả trôi mọi việc chưa hoàn thành khi biết bản thân đã cố gắng hết sức mình.
Giữ cân bằng: Cũng giống như trong yoga, cân bằng không phải là một sự đối xứng mà nói về sự chống đỡ, nghĩa là cần mở rộng cái tôi bên trong để nhận được sự giúp đỡ của cộng đồng.
Chú ý đến bản thân: Giáo viên cũng là con người nên cũng có những nhu cầu của riêng mình cần được tôn trọng và đặt cao hơn công việc. Vì vậy, cần dành thời gian cho những hoạt động giải trí. Chú ý đến các mối quan hệ: Ngoài công việc thì gia đình, bạn bè. Thời gian tách khỏi công việc chính là thời gian để nạp lại năng lượng cho bản thân. (Nguồn ảnh: Pinterest)