Mới đây, bác sĩ Lý Viêm Dụ, bác sĩ phục hồi chức năng nổi tiếng ở Đài Loan (Trung Quốc), chia sẻ về một trường hợp mắc bệnh thận do lạm dụng miếng dán giảm đau.
Theo bác sĩ Lý, bệnh nhân này là một thanh niên, do thường chơi thể thao nên hay bị thương ở vai, khuỷu tay, cổ. Nghĩ rằng miếng dán giảm đau rất tiện lại không có hại gì, ngày nào thanh niên này cũng dán. Không ngờ, sau một thời gian, anh bị dị ứng, thận cũng tổn thương nặng.
|
Ảnh minh họa. |
Theo bác sĩ Lý, dù miếng dán giảm đau ít gây hại cho thận hơn so với thuốc uống chống viêm và giảm đau, nhưng liên tục sử dụng miếng dán không những làm giảm tác dụng mà còn tăng gánh nặng cho thận và dễ gây ra tác dụng phụ như phát ban da và dị ứng.
Khi sử dụng miếng dán giảm đau, hãy chú ý đến thời gian dán và tác dụng phụ. Thời gian của mỗi lần sử dụng là khoảng 4 đến 6 giờ, khuyến cáo không nên quá 6 giờ, nếu không sẽ dễ gây mẩn ngứa, dị ứng, v.v., thậm chí tăng gánh nặng cho thận.
Ngoài ra, bác sĩ Lý cũng chia sẻ phương pháp sử dụng miếng dán đau, đầu tiên, làm sạch bề mặt da, lau khô rồi dán lên mô mềm bị đau, tránh vùng da bị mẩn ngứa, vết thương, vết loét và các vấn đề khác. Đặc biệt, không dán quá hai miếng, nếu không sẽ tăng thêm gánh nặng cho thận, khiến thận bị ảnh hưởng chức năng.
Đối với vấn đề gánh nặng cho thận do miếng dán gây ra, bác sĩ Lý làm rõ thêm. Theo anh, việc sử dụng miếng dán giảm đau hàng ngày trong 2 tuần liên tiếp thực sự an toàn và nó thậm chí còn ít gây hại cho thận hơn so với thuốc chống viêm dạng uống và thuốc giảm đau. Thế nhưng, khi sử dụng quá một tháng, chắc chắn thận sẽ bị ảnh hưởng, lâu hơn sẽ làm tổn thương thận, khiến thận suy yếu, cơ thể cũng theo đó mà bệnh tật.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Ăn gì bổ thận, tốt cho cơ thể?