Trong dân gian có rất nhiều thủ thuật được truyền đi truyền lại từ đời này sang đời khác. Tiêu biểu trong số đó có thể kể đến cách đuổi ruồi 'bá đạo' bằng cách dùng túi nilon trắng đổ đầy nước rồi treo lủng lẳng phía trước. Hình ảnh này đã khá quen thuộc nhưng liệu có nhiều người biết nguyên lý thực sự phía sau của nó là gì hay không?
Thực sự thì hình ảnh này rất quen và cư dân mạng cũng có người giải thích một cách hài hước là khi ruồi bay vào gặp túi nilon chứa nước, chúng sẽ thấy hình của nó phản chiếu to gấp nhiều lần nên sợ và bay chỗ khác.
Tuy nhiên, theo cách giải thích của khoa học thì giải pháp đuổi ruồi này cũng rất có cơ sở. Đó là dựa vào đặc điểm ruồi thích ánh sáng ban ngày. Do mắt kép của ruồi cấu tạo bởi rất nhiều gương cầu có phản xạ nhanh với ánh sáng phản chiếu, nên bạn có thể treo những túi nilon chứa nước để xua đuổi ruồi. Vào ban ngày, khi ruồi lảng vàng khắp nơi để tìm chỗ đậu, gặp phải ánh sáng phản quang từ các túi nilon chứa nước trong thì chúng sẽ mất khả năng định vị phương hướng để bay vào nhà. Đây là mẹo diệt ruồi có từ thời rất lâu.
Bạn đã từng áp dụng phương pháp đuổi ruồi này bao giờ chưa?