Hiểu một cách đơn giản nhất về xóa xăm là dùng tia laser phá vỡ các phân tử mực xăm. Một phần mực xăm sẽ đi xuyên qua bề mặt da, phần mực còn trên bề mặt da bị chia nhỏ và với tác dụng của các phương pháp xóa xăm, các phần tử này bị vỡ ra cho đến khi không còn nhìn thấy gì nữa.Có nhiều phương pháp xóa xăm và xóa xăm bằng laser là phương pháp phổ biến nhất. Trước kia khi chưa có công nghệ laser thì người ta dùng hóa chất hoặc sản phẩm ăn mòn để xóa xăm nên tỉ lệ để lại sẹo và tác dụng phụ khá cao. Ngay cả xóa xăm bằng laser cũng có nhiều kỹ thuật, chẳng hạn như kết hợp laser với các phương pháp khác để làm lại bề mặt. Với sóng laser đơn vị nano giây (1 phần tỉ của giây) thì phải thực hiện xóa từ 10-20 lần và khả năng kết quả không được như ý muốn. Tuy nhiên, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến mức độ đáp ứng của hình xăm với sóng laser, chẳng hạn như “tuổi” của hình xăm, xăm chuyên nghiệp hay nghiệp dư, vị trí hình xăm, màu mực… Trước khi xóa xăm bạn nên gặp bác sĩ hoặc chuyên da gia liễu để được tư vấn và lựa chọn phương pháp xóa xăm phù hợp. Chẳng hạn như một người bạn của bạn xóa 2 lần là hết không có nghĩa là bạn cũng sẽ như vậy. Nếu dùng sóng laser nano giây thì mực xăm màu đen là dễ xóa nhất. Nhưng với sóng laser pico giây (1 phần triệu triệu giây) thì mực xăm màu xanh lá và xanh dương lại dễ xóa nhất. Mặc dù xóa xăm không phải là cái gì quá to lớn nhưng không có nghĩa là không gây đau đớn. Tuy nhiên có thể giảm đau bằng gây tê hoặc chườm đá. Vị trí của hình xăm cũng ảnh hưởng đến mức độ đau khi xóa xăm.Sau xóa xăm, vết xăm sẽ đỏ, sưng hoặc bầm tím thì cũng là bình thường. Một số người còn bị phồng rộp và đóng vảy. Vì vậy nên thường xuyên bôi thuốc mỡ và dùng băng dán lại đến khi vết thương lành hẳn.Nếu bạn xóa xăm xong rồi lại muốn xăm đè lên chỗ cũ thì nên đợi một khoảng thời gian từ 1-4 tuần cho đến khi vết thương lành hoàn toàn. Quy trình y học nào cũng có nguy cơ và xóa xăm không phải là ngoại lệ, ví dụ như để lại sẹo hoặc thay đổi màu da (sáng hơn, tối hơn). Vì vậy nên tìm đến những bác sĩ có bằng cấp được đào tạo chính quy về laser để xóa xăm vì họ mới biết chọn bước sóng laser hay thời gian xung nào là phù hợp nhất. Dịch vụ xăm hình đang nở rộ nên không khó để bạn có một hình xăm theo ý thích. Tuy nhiên, xóa xăm thì ngược lại. Với chi phí làm mỗi lần không hề rẻ, cộng với bạn phải làm vài lần mới hết nên chi phí xóa xăm có thể lên tới chục triệu đồng. Vì vậy bạn nên suy nghĩ kỹ trước khi quyết định sẽ xăm một hình gì đó lên người. (Nguồn ảnh: The list)
Hiểu một cách đơn giản nhất về xóa xăm là dùng tia laser phá vỡ các phân tử mực xăm. Một phần mực xăm sẽ đi xuyên qua bề mặt da, phần mực còn trên bề mặt da bị chia nhỏ và với tác dụng của các phương pháp xóa xăm, các phần tử này bị vỡ ra cho đến khi không còn nhìn thấy gì nữa.
Có nhiều phương pháp xóa xăm và xóa xăm bằng laser là phương pháp phổ biến nhất. Trước kia khi chưa có công nghệ laser thì người ta dùng hóa chất hoặc sản phẩm ăn mòn để xóa xăm nên tỉ lệ để lại sẹo và tác dụng phụ khá cao.
Ngay cả xóa xăm bằng laser cũng có nhiều kỹ thuật, chẳng hạn như kết hợp laser với các phương pháp khác để làm lại bề mặt.
Với sóng laser đơn vị nano giây (1 phần tỉ của giây) thì phải thực hiện xóa từ 10-20 lần và khả năng kết quả không được như ý muốn. Tuy nhiên, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến mức độ đáp ứng của hình xăm với sóng laser, chẳng hạn như “tuổi” của hình xăm, xăm chuyên nghiệp hay nghiệp dư, vị trí hình xăm, màu mực…
Trước khi xóa xăm bạn nên gặp bác sĩ hoặc chuyên da gia liễu để được tư vấn và lựa chọn phương pháp xóa xăm phù hợp. Chẳng hạn như một người bạn của bạn xóa 2 lần là hết không có nghĩa là bạn cũng sẽ như vậy. Nếu dùng sóng laser nano giây thì mực xăm màu đen là dễ xóa nhất. Nhưng với sóng laser pico giây (1 phần triệu triệu giây) thì mực xăm màu xanh lá và xanh dương lại dễ xóa nhất.
Mặc dù xóa xăm không phải là cái gì quá to lớn nhưng không có nghĩa là không gây đau đớn. Tuy nhiên có thể giảm đau bằng gây tê hoặc chườm đá. Vị trí của hình xăm cũng ảnh hưởng đến mức độ đau khi xóa xăm.
Sau xóa xăm, vết xăm sẽ đỏ, sưng hoặc bầm tím thì cũng là bình thường. Một số người còn bị phồng rộp và đóng vảy. Vì vậy nên thường xuyên bôi thuốc mỡ và dùng băng dán lại đến khi vết thương lành hẳn.
Nếu bạn xóa xăm xong rồi lại muốn xăm đè lên chỗ cũ thì nên đợi một khoảng thời gian từ 1-4 tuần cho đến khi vết thương lành hoàn toàn.
Quy trình y học nào cũng có nguy cơ và xóa xăm không phải là ngoại lệ, ví dụ như để lại sẹo hoặc thay đổi màu da (sáng hơn, tối hơn). Vì vậy nên tìm đến những bác sĩ có bằng cấp được đào tạo chính quy về laser để xóa xăm vì họ mới biết chọn bước sóng laser hay thời gian xung nào là phù hợp nhất.
Dịch vụ xăm hình đang nở rộ nên không khó để bạn có một hình xăm theo ý thích. Tuy nhiên, xóa xăm thì ngược lại. Với chi phí làm mỗi lần không hề rẻ, cộng với bạn phải làm vài lần mới hết nên chi phí xóa xăm có thể lên tới chục triệu đồng. Vì vậy bạn nên suy nghĩ kỹ trước khi quyết định sẽ xăm một hình gì đó lên người. (Nguồn ảnh: The list)