Việc sống lâu dài trong môi trường ô nhiễm ở đô thị đang làm tăng nguy cơ bị huyết áp cao cho người dân thành phố. Đây là kết quả của nghiên cứu lớn nhất từ trước tới giờ trên hơn 41.000 người dân châu Âu.Nghiên cứu này theo dõi 41.000 người sống tại 5 quốc gia khác nhau và đều là những nước có nền công nghiệp phát triển rất mạnh (Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch, Đức và Tây Ban Nha) trong vòng từ 5-9 năm. Tại thời điểm nghiên cứu bắt đầu thì không ai trong số 41.000 người này bị huyết áp cao. Tuy nhiên, khi nghiên cứu kết thúc thì cứ 6 người lại có 1 người (tương đương 15%) phải uống thuốc để kiểm soát huyết áp và giảm nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ. Chỉ riêng tại Anh, không khí ô nhiễm được cho là thủ phạm khiến 40.000 người dân tử vong mỗi năm. Nhưng ngoài ô nhiễm không khí thì ô nhiễm tiếng ồn – đặc biệt là tiếng ồn từ xe cộ - còn khiến người dân thành phố cực kỳ căng thẳng. Ô nhiễm không khí được cho là ảnh hưởng tới tim mạch vì các phân tử gây hại tích tụ lại gây mất cân bằng oxy hóa và hệ thần kinh. Còn ô nhiễm tiếng ồn thì ảnh hưởng đến cả hệ thống thần kinh và hormone. Người đứng đầu nghiên cứu, giáo sư Barbara Hoffman thuộc Đại học Heinrich-Heine (Đức), cho biết “Kết quả của nghiên cứu này cho thấy việc tiếp xúc lâu dài với các phần tử gây ô nhiễm có liên quan mật thiết với sự căng thẳng”. Không khí càng ô nhiễm thì huyết áp càng cao và đối với tiếng ồn cũng vậy. Huyết áp cao là thủ phạm chính gây nên ốm đau khi chưa lớn tuổi và xấu hơn nữa là chết sớm. Những người sống ở những con phố với tỉ số âm thanh trung bình về đêm khoảng 50 decibels – tương đương với độ ầm của một chiếc tủ lạnh đang chạy – có nguy cơ bị huyết áp cao hơn những người sống ở nơi yên tĩnh khoảng 6%. Ảnh hưởng của ô nhiễm ngày nay tương đương với một người có chỉ số sức khỏe BMI từ 25-30, tức thừa cân béo phì. (Nguồn ảnh: NDTV)
Việc sống lâu dài trong môi trường ô nhiễm ở đô thị đang làm tăng nguy cơ bị huyết áp cao cho người dân thành phố. Đây là kết quả của nghiên cứu lớn nhất từ trước tới giờ trên hơn 41.000 người dân châu Âu.
Nghiên cứu này theo dõi 41.000 người sống tại 5 quốc gia khác nhau và đều là những nước có nền công nghiệp phát triển rất mạnh (Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch, Đức và Tây Ban Nha) trong vòng từ 5-9 năm. Tại thời điểm nghiên cứu bắt đầu thì không ai trong số 41.000 người này bị huyết áp cao. Tuy nhiên, khi nghiên cứu kết thúc thì cứ 6 người lại có 1 người (tương đương 15%) phải uống thuốc để kiểm soát huyết áp và giảm nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ.
Chỉ riêng tại Anh, không khí ô nhiễm được cho là thủ phạm khiến 40.000 người dân tử vong mỗi năm. Nhưng ngoài ô nhiễm không khí thì ô nhiễm tiếng ồn – đặc biệt là tiếng ồn từ xe cộ - còn khiến người dân thành phố cực kỳ căng thẳng.
Ô nhiễm không khí được cho là ảnh hưởng tới tim mạch vì các phân tử gây hại tích tụ lại gây mất cân bằng oxy hóa và hệ thần kinh. Còn ô nhiễm tiếng ồn thì ảnh hưởng đến cả hệ thống thần kinh và hormone.
Người đứng đầu nghiên cứu, giáo sư Barbara Hoffman thuộc Đại học Heinrich-Heine (Đức), cho biết “Kết quả của nghiên cứu này cho thấy việc tiếp xúc lâu dài với các phần tử gây ô nhiễm có liên quan mật thiết với sự căng thẳng”. Không khí càng ô nhiễm thì huyết áp càng cao và đối với tiếng ồn cũng vậy.
Huyết áp cao là thủ phạm chính gây nên ốm đau khi chưa lớn tuổi và xấu hơn nữa là chết sớm. Những người sống ở những con phố với tỉ số âm thanh trung bình về đêm khoảng 50 decibels – tương đương với độ ầm của một chiếc tủ lạnh đang chạy – có nguy cơ bị huyết áp cao hơn những người sống ở nơi yên tĩnh khoảng 6%. Ảnh hưởng của ô nhiễm ngày nay tương đương với một người có chỉ số sức khỏe BMI từ 25-30, tức thừa cân béo phì. (Nguồn ảnh: NDTV)