Theo ThS.BS Phạm Thị Vân Thanh, Khoa Nội soi, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM), bệnh nhân nam 50 tuổi ở tận Kiên Giang nhập viện trong tình trạng ho ra máu và mủ.
|
Xương ống heo nằm suốt trong phổi 20 năm vừa được gắp thành công tại Khoa Nội soi Bệnh viện Chợ Rẫy. Đây là một trong những ca mắc dị vật "lâu năm" nhất đã được điều trị. |
Theo bệnh nhân khai, cách đây 20 năm bị sặc hóc xương, nhưng chụp X-quang phổi tại y tế cơ sở không phát hiện ra mảnh xương, nên không được điều trị.
Bệnh nhân đi nhiều cơ sở y tế nhưng do vị trí mảnh xương nằm khuất sau bóng tim nên chụp X-quang phổi thẳng không thể thấy được.
Sau đó, bệnh nhân ho ra máu và khạc đàm mủ lặp đi lặp lại, kéo dài. Mỗi lần như vậy, bệnh nhân phải dùng kháng sinh, kháng viêm.
Lần này, bệnh nhân ho ra máu nhiều hơn; chụp X-quang phổi cho thấy viêm phổi hậu tắc nghẽn. Bệnh nhân đến một cơ sở y tế lớn tại TPHCM, chụp CTscan phổi phát hiện một mảnh dị vật và đã được nội soi, nhưng gắp hai lần vẫn không được.
Bệnh nhân sau đó được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy.
|
Đây là một mảnh xương có nhiều yếu tố nguy hiểm: mảnh xương rất to (dài từ 5 - 7cm và dày), cạnh sắc nhọn, nằm lâu đến 20 năm. |
Mảnh xương cắm chặt vào thành phế quản và mô hạt mọc xung quanh rất nhiều. Đây là một mảnh xương có nhiều yếu tố nguy hiểm: xương rất to (dài từ 5 - 7cm và dày), cạnh sắc nhọn, nằm lâu đến 20 năm.
BS Thanh khuyến cáo, trong các canh súp hầm xương rất dễ lẫn các mảnh xương, nên hạn chế cười giỡn hoặc nói chuyện khi ăn, đặc biệt là trẻ em.
>>> Mời độc giả xem thêm video Hình ảnh thực tế ảo lá phổi nhiễm Covid-19: