Sau tiêm vắc xin COVID-19, nên làm gì để giảm đau vết sưng?

Google News

 Đau và sưng tấy tại chỗ tiêm là phản ứng phổ biến thường gặp đối với vắc xin COVID-19. Tuy nhiên, bạn không nên xoa bóp, chà xát lên vết tiêm bởi điều này có thể khiến tình trạng viêm lan rộng và nghiêm trọng hơn.

Nguyên nhân nào gây ra đau và nhức tại chỗ tiêm?
Sau khi tiêm vắc xin COVID-19, chỗ tiêm bị đau nhức, cứng cơ là tác dụng phụ phổ biến. Tình trạng đó có thể kéo dài trong nhiều ngày, khiến tay cử động khó khăn.
Sau tiem vac xin COVID-19, nen lam gi de giam dau vet sung?
 
Phản ứng gây đau nhức cánh tay là một ví dụ về cách cơ thể nhận biết vắc xin đầu tiên. Khi tiêm, cơ thể sẽ coi đó là một chấn thương, giống như bị chảy máu hoặc bị đứt tay và gửi các tế bào miễn dịch đến cánh tay và làm giãn mạch máu.
Là một phần của quá trình này, các tế bào miễn dịch cũng gây ra chứng viêm, điều này sau đó sẽ giúp bạn bảo vệ khỏi cùng một mầm bệnh nếu bạn gặp lại nó. Các chuyên gia gọi đây là "khả năng gây phản ứng" của vắc xin.
Một số kích ứng ở cánh tay cũng xuất phát từ việc cơ phản ứng với một lượng nhỏ chất lỏng vắc xin được tiêm vào cánh tay. Ngoài đau nhức, một số người còn có thể bị mẩn đỏ, kích ứng và sưng tấy gần vết tiêm.
Có nên mát-xa hoặc chà xát tại chỗ tiêm?
Một số phản ứng cục bộ với vắc xin như cứng hoặc sưng nhẹ tại chỗ tiêm có thể khá đau và khó cử động cánh tay. Mặc dù xoa bóp khu vực này hoặc xoa nhẹ có vẻ rất hữu ích nhưng các chuyên gia khuyên bạn không nên làm như vậy sau khi tiêm vắc xin. Chà xát vào vết tiêm có thể gây ảnh hưởng không tốt.
Theo tờ Health, các nhà khoa học cảnh báo việc xoa tay vào tổ chức da ở chỗ vết tiêm có thể thúc đẩy và làm gia tăng xuất huyết mao mạch dưới da tại chỗ, dễ dẫn đến sưng tụ máu, thậm chí nhiễm trùng.
Việc sử dụng bàn tay chưa sát khuẩn xoa vào vết tiêm có thể khiến vết tiêm bị vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm tổ chức tại chỗ. Sau đó, khi sức đề kháng của cơ thể giảm, các vi khuẩn này sẽ xâm nhập vào hệ tuần hoàn máu gây nhiễm độc và nhiễm trùng máu.
Các bác sĩ tiêm chủng cũng đề nghị rằng nên tránh chà xát hoặc xoa bóp bắp tay ngay sau hoặc vài giờ sau khi tiêm chủng, bởi khi đó thuốc trong vắc xin đạt đến mức cao nhất và do đó tránh hấp thu ngược lại.
Làm gì để giảm đau tại vết sưng sau tiêm chủng?
Sau tiem vac xin COVID-19, nen lam gi de giam dau vet sung?-Hinh-2
 
Nếu gặp phải những cơn đau khủng khiếp và cứng khớp sau tiêm vắc xin COVID-19, bạn có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục tại nhà và điều trị tự nhiên như chườm đá, chườm ấm, ngâm mình trong nước muối Epsom, tập thể dục nhẹ nhàng cánh tay nơi bạn bị tiêm là một số những cách để chống lại tác dụng phụ và giảm đau nhanh hơn.
Ngoài ra, bạn có thể uống một số loại thuốc giảm đau. Tuy nhiên, hãy nhớ việc sử dụng chúng nên ở mức tối thiểu và tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng những người nhạy cảm với cơn đau hoặc có thể không thích chịu đựng cơn đau quá nhiều thì nên tiêm vắc xin ở bên cánh tay không thuận của họ, nếu có thể.
Hãy nhớ rằng đau vai, đau bắp tay sau tiêm đều là những phản ứng thông thường sau khi tiêm và sẽ tự giảm bớt. Vì vậy, chúng ta không nên quá lo lắng về những phản ứng trên mà xoa bóp bắp tay.
Sau tiem vac xin COVID-19, nen lam gi de giam dau vet sung?-Hinh-3
 

Mời độc giả theo dõi video "Đảm bảo an toàn khi tiêm vắc xin phòng COVID-19". Nguồn: VTV4.


Thảo Nguyên

>> xem thêm

Bình luận(0)