Thời gian qua xảy ra nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng. Nguyên nhân ngộ độc thực phẩm chủ yếu xảy ra khi ăn thực phẩm bị ô nhiễm hoặc chưa nấu chín, chứa vi sinh như Campylobacter, E.coli, norovirus, Salmonella hoặc Vibrio,... (Ảnh minh họa)Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm có thể gồm nôn, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, đau đầu... Những triệu chứng này khiến cơ thể khó giữ thức ăn trong người. Nôn mửa và tiêu chảy khiến cơ thể mất nước và chất điện giải.Trường hợp ngộ độc thực phẩm nhẹ, bệnh nhân khỏi bệnh mà không cần điều trị y tế. Điều quan trọng là bạn phải giữ cho mình đủ nước và bổ sung các chất điện giải bị mất do nôn mửa và tiêu chảy.Hiệp hội các bệnh Truyền nhiễm Hoa Kỳ khuyến nghị bù nước bằng đường uống để điều trị tình trạng mất nước nhẹ đến trung bình sau khi nôn hoặc tiêu chảy. Trường hợp mất nước nghiêm trọng cần được chăm sóc y tế khẩn cấp.Các giải pháp bù nước đường uống gồm Ceralyte, thuốc uống, pedialyte. Các loại trà thảo dược như trà gừng, trà chanh cũng là gợi ý không tồi. Gừng và chanh chứa tinh dầu giúp làm dịu dạ dày, giảm buồn nôn.Điều quan trọng là tránh uống đồ chứa caffein vì chúng có thể kích thích ruột kết và gây ra nhu động ruột. Nhiều người coi đồ uống thể thao là giải pháp thay thế các giải pháp bù nước bằng đường uống. Tuy nhiên, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ khuyên nên thận trọng. Những đồ uống này chứa lượng đường cao, có thể kích thích ruột, làm trầm trọng hơn các triệu chứng ngộ độc.Hồi phục hơn sau đợt ngộ độc, bệnh nhân nên ưu tiên thức ăn dễ tiêu hóa như các món nhạt, ít chất béo, ít chất xơ như gà luộc không da, khoai tây luộc, yến mạch... Những thực phẩm này được đánh giá cao bởi vị nhạt, giàu tinh bột, hàm lượng dinh dưỡng dồi dào.Ngộ độc thực phẩm thường gây kích ứng, viêm dạ dày và ruột. Do đó, sau khi ngộ độc, bệnh nhân nên tránh những thực phẩm gây khó chịu cho dạ dày như thực phẩm giàu chất béo, thực phẩm giàu chất xơ, đồ ăn cay...Được biết, thực phẩm như gà rán, khoai tây chiên và các món giàu chất béo khác rất khó tiêu hóa. Chất béo trong thực phẩm làm chậm quá trình tiêu hóa, gây cảm giác đầy hơi và buồn nôn.Hầu hết các trường hợp, thực phẩm giàu chất xơ có lợi cho hệ tiêu hóa. Vậy nhưng với ngộ độc thực phẩm, bệnh nhân nên tạm thời hạn chế. Thực phẩm giàu chất xơ như bánh mì nguyên hạt, gạo lứt, bông cải xanh, đậu... có thể khó tiêu hóa, khiến các triệu chứng trầm trọng hơn. Trong khi đó, đồ ăn cay có thể gây kích ứng dạ dày.Xem video: Hướng dẫn xử trí ngộ độc thực phẩm tại nhà.
Thời gian qua xảy ra nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng. Nguyên nhân ngộ độc thực phẩm chủ yếu xảy ra khi ăn thực phẩm bị ô nhiễm hoặc chưa nấu chín, chứa vi sinh như Campylobacter, E.coli, norovirus, Salmonella hoặc Vibrio,... (Ảnh minh họa)
Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm có thể gồm nôn, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, đau đầu... Những triệu chứng này khiến cơ thể khó giữ thức ăn trong người. Nôn mửa và tiêu chảy khiến cơ thể mất nước và chất điện giải.
Trường hợp ngộ độc thực phẩm nhẹ, bệnh nhân khỏi bệnh mà không cần điều trị y tế. Điều quan trọng là bạn phải giữ cho mình đủ nước và bổ sung các chất điện giải bị mất do nôn mửa và tiêu chảy.
Hiệp hội các bệnh Truyền nhiễm Hoa Kỳ khuyến nghị bù nước bằng đường uống để điều trị tình trạng mất nước nhẹ đến trung bình sau khi nôn hoặc tiêu chảy. Trường hợp mất nước nghiêm trọng cần được chăm sóc y tế khẩn cấp.
Các giải pháp bù nước đường uống gồm Ceralyte, thuốc uống, pedialyte. Các loại trà thảo dược như trà gừng, trà chanh cũng là gợi ý không tồi. Gừng và chanh chứa tinh dầu giúp làm dịu dạ dày, giảm buồn nôn.
Điều quan trọng là tránh uống đồ chứa caffein vì chúng có thể kích thích ruột kết và gây ra nhu động ruột. Nhiều người coi đồ uống thể thao là giải pháp thay thế các giải pháp bù nước bằng đường uống. Tuy nhiên, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ khuyên nên thận trọng. Những đồ uống này chứa lượng đường cao, có thể kích thích ruột, làm trầm trọng hơn các triệu chứng ngộ độc.
Hồi phục hơn sau đợt ngộ độc, bệnh nhân nên ưu tiên thức ăn dễ tiêu hóa như các món nhạt, ít chất béo, ít chất xơ như gà luộc không da, khoai tây luộc, yến mạch... Những thực phẩm này được đánh giá cao bởi vị nhạt, giàu tinh bột, hàm lượng dinh dưỡng dồi dào.
Ngộ độc thực phẩm thường gây kích ứng, viêm dạ dày và ruột. Do đó, sau khi ngộ độc, bệnh nhân nên tránh những thực phẩm gây khó chịu cho dạ dày như thực phẩm giàu chất béo, thực phẩm giàu chất xơ, đồ ăn cay...
Được biết, thực phẩm như gà rán, khoai tây chiên và các món giàu chất béo khác rất khó tiêu hóa. Chất béo trong thực phẩm làm chậm quá trình tiêu hóa, gây cảm giác đầy hơi và buồn nôn.
Hầu hết các trường hợp, thực phẩm giàu chất xơ có lợi cho hệ tiêu hóa. Vậy nhưng với ngộ độc thực phẩm, bệnh nhân nên tạm thời hạn chế. Thực phẩm giàu chất xơ như bánh mì nguyên hạt, gạo lứt, bông cải xanh, đậu... có thể khó tiêu hóa, khiến các triệu chứng trầm trọng hơn. Trong khi đó, đồ ăn cay có thể gây kích ứng dạ dày.