Sáng 12/9, đã 10 ngày không có ca mắc mới COVID-19 ở cộng đồng

Google News

Bản tin 6h sáng ngày 12/9 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho biết không có ca mắc mới. Đến hôm nay cũng đã 10 ngày, Việt Nam không ghi nhận ca mắc COVID-19 ở cộng đồng. 
 

Các cơ sở y tế đã chữa khỏi 902 bệnh nhân COVID-19, trong số các bệnh nhận đang điều trị có 55 ca xét nghiệm âm tính từ 1-2 lần.
Số ca mắc ở Việt Nam:
- Tính đến 6h ngày 12/9: Việt Nam có tổng cộng 691 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 25/7 đến nay: 551 ca.
- Tính từ 18h ngày 11/9 đến 6h ngày 12/9: 0 ca mắc mới, trong đó có 0 ca nhập cảnh được cách ly ngay.
Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 35.390, trong đó:
- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 590
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 16.433
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 18.367
Sang 12/9, da 10 ngay khong co ca mac moi COVID-19 o cong dong
 
Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị - Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19: đến thời điểm này, nước ta đã chữa khỏi cho 902 bệnh nhân bệnh nhân COVID-19/1.060 ca mắc.
Tính đến thời điểm này trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế, số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2: 16 ca; Số ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2: 17 ca, số ca âm tính lần 3 là 21 ca.
Báo cáo của Tiểu ban Điều trị cũng cho biết, trong số các bệnh nhân đang điều trị có 73 ca không có biểu hiện lâm sàng, 31 ca có biểu hiện lâm sàng nhẹ
Trong số các bệnh nhân đang điều trị hiện có 4 trường hợp có tiên lượng rất nặng và tử vong, chiếm (3,3%), trong đó số tiên lượng rất nặng là 3/4 trường hợp (2,5%), và tiên lượng tử vong là 1 trường hợp.
Đến thời điểm này số ca tử vong ở nước ta là 35 ca. Đa phần các trường hợp tử vong ở nước ta đều là người cao tuổi, trên nền bệnh lý nặng như suy thận mạn giai đoạn cuối, ung thư máu giai đoạn cuối không đáp ứng hóa chất, hội chứng mạch vành, suy hô hấp cấp, thoái hóa đa khớp, tăng huyết áp, suy thượng thận mạn, đái tháo đường tuyp 2, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, suy kiệt, suy đa tạng
Phải tiếp tục thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch trong tình hình mới
Phát biểu tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ về phòng, chống COVID-19 diễn ra sáng ngày 11/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định, dịch cơ bản đã được kiểm soát. Ba tháng còn lại rất quan trọng đối với Việt Nam để thực hiện mục tiêu kép, đạt mức tăng trưởng dương ở mức dự báo có thể là 3%.
Theo Thủ tướng, thời gian qua, các địa phương, nhất là 15 địa phương có ca mắc gồm Đà Nẵng, Hà Nội, TPHCM, Quảng Nam, Hải Dương và một số địa phương khác đã phối hợp với ngành y tế, các cấp, các ngành để chỉ đạo triển khai phòng chống dịch tích cực, trách nhiệm. Đến nay, đã 9 ngày không có ca nhiễm mới trong cộng đồng.
Về cơ bản, chúng ta đã kiểm soát tốt dịch bệnh trên phạm vi toàn quốc. Mục tiêu kép: Vừa phòng chống dịch tích cực, trách nhiệm, đề cao cảnh giác, vừa đẩy mạnh sản xuất đã được thực hiện, đạt kết quả bước đầu. Đến nay, các địa phương, kể cả Đà Nẵng đã cơ bản trở lại hoạt động bình thường.
Tuy vậy, nguy cơ dịch bệnh vẫn thường trực và có thể tiếp tục có ca mắc trong cộng đồng, đặc biệt trong bối cảnh thời gian tới chúng ta sẽ tiếp tục mở cửa. Cho nên, một lần nữa, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu cấp bộ, các cơ quan, địa phương tiếp tục quán triệt sâu sắc chủ trương lớn về thực hiện mục tiêu kép.
Phải tiếp tục thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch trong tình hình mới theo hướng dẫn của Bộ Y tế, cụ thể là thực hiện tốt “thông điệp 5K” - khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tụ tập và khai báo y tế.
Các địa phương cần phải tăng cường chế tài xử phạt các trường hợp vi phạm công tác phòng, chống dịch. Mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp xác lập tình trạng bình thường mới, vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, vừa phòng, chống dịch tại cơ sở.
Thủ tướng nhấn mạnh “tinh thần mở cửa, lo làm ăn kinh doanh nhưng không được chủ quan”. Phải chủ động chuẩn bị các kịch bản, các phương án ứng phó tình huống xảy ra của dịch bệnh trên địa bàn, đặc biệt là các cơ sở khám chữa bệnh, cơ quan, các cơ sở sản xuất, nhà máy, xí nghiệp có lực lượng lao động lớn và các khu dân cư. Cần phải đẩy mạnh tuyên truyền, diễn tập, hướng dẫn các biện pháp ứng phó với tình huống xảy ra dịch bệnh ở những khu vực này.
Sẵn sàng tạo mọi điều kiện để thúc đẩy hút đầu tư, nhất là từ các đối tác lớn. Các địa phương không áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại giao thương, không “ngăn sông cấm chợ”.
Theo Thái Bình/SKĐS

>> xem thêm

Bình luận(0)