Khi không có điều kiện mua cá hồi tươi và buộc phải mua cá hồi đông lạnh trong siêu thị, hãy quan sát bề ngoài của cá. Cá hồi có nhiều loại do nguồn gốc khác nhau nhưng nói chung cá hồi màu càng tươi càng tốt. Không nên mua cá có màu tái, nhạt hoặc trông có vẻ khô. Đối với cá hồi thì rã đông trong lò vi sóng là một sai lầm rất lớn. Cũng như các loại cá khác, cá hồi khá nhanh chín. Khi rã đông trong lò vi sóng cá hồi rất dễ bị khô và cứng. Vì vậy không nên dùng nhiệt mà nên rã đông trong ngăn mát tủ lạnh qua đêm hoặc cho vào túi nilong và ngâm vào nước. Kể cả sau khi rã đông thì cũng nên để ở nhiệt độ phòng cho cá bớt lạnh rồi mới chế biến. Có rất nhiều tranh cãi xung quanh việc khi chế biến cá hồi nên để cá nguyên da hay bỏ da. Lớp da luôn là lớp bảo vệ hữu ích cho dù cá còn sống hay đã chết, đặc biệt là cá hồi rất khó nấu đúng nhiệt độ. Để nguyên lớp da trên cá sẽ giúp phần thịt cá không bị tiếp xúc với nhiệt độ cao, giữ được nước ngọt và giúp cá chín đều hơn. Cá hồi có rất nhiều xương nhỏ và nếu không gỡ hết thì sẽ bị hóc. Gỡ xương cá rất mất thời gian nhưng không nên vội vàng vì dễ làm nát thịt cá. Ướp gia vị là một phần không thể thiếu trong bất kỳ một cách chế biến nào. Tuy nhiên chỉ nên ướp gia vị cho cá hồi ngay trước khi chế biến để cá không bị khô và cứng. Trần cá qua nước sôi trước khi chế biến cũng là một cách để cá hồi không bị khô. Nhưng lưu ý bạn ướp cá với thứ gì thì cũng nên cho vào nước sôi thứ đó thì món cá mới lên đúng vị. Cá hồi khi nấu chín rất mềm. Tốt nhất là khi chế biến nên hạn chế lật đi lật lại dễ làm nát cá. Chỉ nên canh thời gian và trở cá 1 lần khi cá chín 50%. Nấu cá quá chín là sai lầm lớn nhất khi chế biến cá hồi, khi đó cá sẽ bị cứng, khô như cao su. Thời điểm lý tưởng nên tắt bếp là ngay trước khi cá chín rồi để nguyên trên bếp vài phút. Nhiệt độ nóng của nồi sẽ giúp cá chín phần còn lại. Nếu không chắc chắn thì có thể dùng máy đo nhiệt độ thực phẩm và nên giữ nhiệt độ ở khoảng 63oC cho an toàn.
Khi không có điều kiện mua cá hồi tươi và buộc phải mua cá hồi đông lạnh trong siêu thị, hãy quan sát bề ngoài của cá. Cá hồi có nhiều loại do nguồn gốc khác nhau nhưng nói chung cá hồi màu càng tươi càng tốt. Không nên mua cá có màu tái, nhạt hoặc trông có vẻ khô.
Đối với cá hồi thì rã đông trong lò vi sóng là một sai lầm rất lớn. Cũng như các loại cá khác, cá hồi khá nhanh chín. Khi rã đông trong lò vi sóng cá hồi rất dễ bị khô và cứng. Vì vậy không nên dùng nhiệt mà nên rã đông trong ngăn mát tủ lạnh qua đêm hoặc cho vào túi nilong và ngâm vào nước. Kể cả sau khi rã đông thì cũng nên để ở nhiệt độ phòng cho cá bớt lạnh rồi mới chế biến.
Có rất nhiều tranh cãi xung quanh việc khi chế biến cá hồi nên để cá nguyên da hay bỏ da. Lớp da luôn là lớp bảo vệ hữu ích cho dù cá còn sống hay đã chết, đặc biệt là cá hồi rất khó nấu đúng nhiệt độ. Để nguyên lớp da trên cá sẽ giúp phần thịt cá không bị tiếp xúc với nhiệt độ cao, giữ được nước ngọt và giúp cá chín đều hơn.
Cá hồi có rất nhiều xương nhỏ và nếu không gỡ hết thì sẽ bị hóc. Gỡ xương cá rất mất thời gian nhưng không nên vội vàng vì dễ làm nát thịt cá.
Ướp gia vị là một phần không thể thiếu trong bất kỳ một cách chế biến nào. Tuy nhiên chỉ nên ướp gia vị cho cá hồi ngay trước khi chế biến để cá không bị khô và cứng.
Trần cá qua nước sôi trước khi chế biến cũng là một cách để cá hồi không bị khô. Nhưng lưu ý bạn ướp cá với thứ gì thì cũng nên cho vào nước sôi thứ đó thì món cá mới lên đúng vị.
Cá hồi khi nấu chín rất mềm. Tốt nhất là khi chế biến nên hạn chế lật đi lật lại dễ làm nát cá. Chỉ nên canh thời gian và trở cá 1 lần khi cá chín 50%.
Nấu cá quá chín là sai lầm lớn nhất khi chế biến cá hồi, khi đó cá sẽ bị cứng, khô như cao su. Thời điểm lý tưởng nên tắt bếp là ngay trước khi cá chín rồi để nguyên trên bếp vài phút. Nhiệt độ nóng của nồi sẽ giúp cá chín phần còn lại. Nếu không chắc chắn thì có thể dùng máy đo nhiệt độ thực phẩm và nên giữ nhiệt độ ở khoảng 63oC cho an toàn.