Liên quan đến trường hợp bệnh nhân bị ung thư do nhiễm sán dây, các bác sĩ cho hay, bệnh nhân này đã đi khám do triệu chứng sốt và giảm cân liên tục. Anh đã được chẩn đoán bị HIV từ 10 năm trước song không dùng thuốc. Hình chụp CT cho thấy các khối u xuất hiện trong phổi và hạch bạch huyết của bệnh nhân. Các tế bào ung thư được nhân lên vô cùng nhanh chóng, có kích thước nhỏ hơn 10 lần so với tế bào ung thư thông thường ở người.
Điều bất ngờ là ông này qua đời chỉ 72 giờ sau đó khi các bác sĩ phát hiện nguyên nhân gây bệnh. Bác sĩ Atis Muehlenbachs thuộc Trung tâm Phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC) tuyên bố: “Chúng tôi vô cùng kinh ngạc khi phát hiện dạng bệnh mới này, sán xơ mít sống trong cơ thể người, bị ung thư và truyền tế bào ung thư cho người”.
|
Khối u ung thư hình thành bởi sán lùn dưới kính hiển vi. |
Sau hàng loạt xét nghiệm, các bác sĩ tìm thấy ADN của một loài sán dây có tên H. nana (sán lùn) trong khối u bệnh nhân. “Chúng tôi xác định trường hợp này là hiếm xảy ra, nhưng sán xơ mít tồn tại khắp nơi và hàng triệu người trên thế giới mắc các bệnh như HIV/AIDS khiến hệ miễn dịch của họ bị suy yếu. Do đó có thể có nhiều ca nhiễm bệnh tương tự mà không được phát hiện” - bác sĩ Muehlenbachs cảnh báo.
Tuy nhiên các xét nghiệm cho thấy đây không phải là ung thư ở người. “Quá trình tăng trưởng của các tổn thương này hoàn toàn giống như ung thư, ví dụ như rất nhiều tế bào tập trung trong những khoảng không gian nhỏ và sinh sôi rất nhanh” - CDC mô tả.
|
Sán lùn là loài sán xơ mít phổ biến nhất, lây nhiễm khoảng 75 triệu người trên thế giới. |
“Các tế bào này nhỏ hơn 10 lần so với tế bào ung thư người. Các tế bào còn gắn kết lại với nhau, điều hiếm thấy ở tế bào ung thư người” - CDC cho biết. Sau hàng chục xét nghiệm, các bác sĩ phát hiện ra ADN của Hymenolepis nana (sán lùn).
Sán lùn là loài sán xơ mít phổ biến nhất, lây nhiễm khoảng 75 triệu người trên thế giới. Sán lùn thường gây bệnh ở trẻ em. Cách phòng tránh lây nhiễm sán xơ mít là rửa tay sạch sẽ bằng xà bông và ăn chín uống sôi.