Cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về Ung thư (IARC) trực thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từng khẳng định ăn nhiều thịt chế biến, ăn thịt đỏ như thịt bò, lợn, cừu và dê làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng.Tuy nhiên, các nhà khoa học trấn an người dân việc tiêu thụ thực phẩm có khả năng gây ung thư không đồng nghĩa với việc hễ ăn nó là bạn có thể mắc bệnh. Tùy vào liều lượng bạn dùng, lối sống hàng ngày mà nguy cơ mắc bệnh cao hay thấp.Giới khoa học cũng nhấn mạnh không nhất thiết phải dừng ăn thịt đỏ. Thực tế, nó là nguồn cung cấp protein chất lượng cao cùng nhiều vitamin B, sắt và kẽm.Năm 2007, Viện Nghiên cứu Ung thư từng cảnh báo bạn có thể dùng chúng trong các bữa ăn song không nên ăn quá 18 ounces (500 gram) thịt đỏ mỗi tuần.Trong khi đó, Hiệp hội Ung thư Canada cũng khuyên mỗi tuần chỉ nên ăn thịt đỏ 3 lần. Mỗi lần chừng 3 ounces (85 gram) là phù hợp.Ngoài cách hạn chế ăn các loại thịt chế biến từ thịt đỏ nhằm tránh nguy cơ huyết áp cao, béo phì và tim mạch. Thay đổi nguồn cung cấp protein cũng có ý nghĩa tích cực. Thịt đỏ rất giàu protein song không nên là nguồn cung cấp protein duy nhất. Bạn chỉ nên dùng 3 bữa thịt đỏ rồi lựa chọn thịt gia cầm, cá để chế biến đồ ăn. Lựa chọn thịt gà xay, thịt gà tây cho món sốt mì ống cũng là ý tưởng không tồi.Bạn cũng nên ăn ít nhất bốn bữa chay mỗi tuần với súp đậu lăng, rau đậu, đậu xanh, đậu đen hay đậu phụ để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất mà không ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.Sử dụng lượng nhỏ thịt đỏ. Nếu như cảm thấy hứng thú với hương vị từ thịt đỏ, bạn vẫn có thể dùng nó để chế biến món ăn song cần giảm lượng thịt để đảm bảo ngon miệng mà không làm hại đến sức khỏe.Bạn có thể dùng một chút thịt đỏ xào trong món mì xào, nước sốt mì ống song nên thái mỏng để giảm lượng thịt ăn vào thay vì để từng miếng thịt dày, to bản.Chọn thịt nạc. Việc chọn thịt nạc ở thăn, sườn không chỉ giúp bạn dễ chế biến món ngon mà còn giảm được lượng chất béo bão hòa từ thịt đi vào cơ thể.Thay đổi cách chế biến. Phương pháp nấu ăn sử dụng nhiệt độ cao như nướng, áp chảo, chiên khiến thịt tiếp xúc với lượng nhiệt lớn, dễ sản sinh heterocyclic amines (HCAs) và polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs) – những chất độc hại từng được chứng minh có liên quan đến ung thư ở động vật.Thay vào đó, các bà nội trợ nên luộc hoặc rang thịt nhằm tránh để thịt tiếp xúc với môi trường nhiệt độ cao sinh chất có hại.Nếu bắt buộc phải nướng, nên lật thịt thường xuyên để giảm sự hình thành HCAs và PAHs. Việc ướp thịt bằng nguyên liệu tự nhiên như xả, ớt, mật ong… trước khi nướng cũng giúp ngăn ngừa sự hình thành các chất gây ung thư.
Cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về Ung thư (IARC) trực thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từng khẳng định ăn nhiều thịt chế biến, ăn thịt đỏ như thịt bò, lợn, cừu và dê làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng.
Tuy nhiên, các nhà khoa học trấn an người dân việc tiêu thụ thực phẩm có khả năng gây ung thư không đồng nghĩa với việc hễ ăn nó là bạn có thể mắc bệnh. Tùy vào liều lượng bạn dùng, lối sống hàng ngày mà nguy cơ mắc bệnh cao hay thấp.
Giới khoa học cũng nhấn mạnh không nhất thiết phải dừng ăn thịt đỏ. Thực tế, nó là nguồn cung cấp protein chất lượng cao cùng nhiều vitamin B, sắt và kẽm.
Năm 2007, Viện Nghiên cứu Ung thư từng cảnh báo bạn có thể dùng chúng trong các bữa ăn song không nên ăn quá 18 ounces (500 gram) thịt đỏ mỗi tuần.
Trong khi đó, Hiệp hội Ung thư Canada cũng khuyên mỗi tuần chỉ nên ăn thịt đỏ 3 lần. Mỗi lần chừng 3 ounces (85 gram) là phù hợp.
Ngoài cách hạn chế ăn các loại thịt chế biến từ thịt đỏ nhằm tránh nguy cơ huyết áp cao, béo phì và tim mạch. Thay đổi nguồn cung cấp protein cũng có ý nghĩa tích cực. Thịt đỏ rất giàu protein song không nên là nguồn cung cấp protein duy nhất. Bạn chỉ nên dùng 3 bữa thịt đỏ rồi lựa chọn thịt gia cầm, cá để chế biến đồ ăn. Lựa chọn thịt gà xay, thịt gà tây cho món sốt mì ống cũng là ý tưởng không tồi.
Bạn cũng nên ăn ít nhất bốn bữa chay mỗi tuần với súp đậu lăng, rau đậu, đậu xanh, đậu đen hay đậu phụ để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất mà không ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
Sử dụng lượng nhỏ thịt đỏ. Nếu như cảm thấy hứng thú với hương vị từ thịt đỏ, bạn vẫn có thể dùng nó để chế biến món ăn song cần giảm lượng thịt để đảm bảo ngon miệng mà không làm hại đến sức khỏe.
Bạn có thể dùng một chút thịt đỏ xào trong món mì xào, nước sốt mì ống song nên thái mỏng để giảm lượng thịt ăn vào thay vì để từng miếng thịt dày, to bản.
Chọn thịt nạc. Việc chọn thịt nạc ở thăn, sườn không chỉ giúp bạn dễ chế biến món ngon mà còn giảm được lượng chất béo bão hòa từ thịt đi vào cơ thể.
Thay đổi cách chế biến. Phương pháp nấu ăn sử dụng nhiệt độ cao như nướng, áp chảo, chiên khiến thịt tiếp xúc với lượng nhiệt lớn, dễ sản sinh heterocyclic amines (HCAs) và polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs) – những chất độc hại từng được chứng minh có liên quan đến ung thư ở động vật.
Thay vào đó, các bà nội trợ nên luộc hoặc rang thịt nhằm tránh để thịt tiếp xúc với môi trường nhiệt độ cao sinh chất có hại.
Nếu bắt buộc phải nướng, nên lật thịt thường xuyên để giảm sự hình thành HCAs và PAHs. Việc ướp thịt bằng nguyên liệu tự nhiên như xả, ớt, mật ong… trước khi nướng cũng giúp ngăn ngừa sự hình thành các chất gây ung thư.