“Ông Tiên” của những cặp song sinh dính nhau

Google News

Sự nỗ lực của các bác sĩ đã đem lại cuộc sống mới cho không ít cặp song sinh dính nhau. Lúc này, bác sĩ chính là những ân nhân, là "ông tiên".

Một buổi chiều, sau giờ làm việc căng thẳng, GS.TS Nguyễn Thanh Liêm - nguyên Giám đốc BV Nhi Trung ương - bất ngờ nhận được tin nhắn điện thoại: “Cháu chào bác Liêm, cháu là Cúc, An. Hôm nay cháu mới có số điện thoại của bác. Cho cháu hỏi thăm sức khỏe bác. Hai chị em cháu đã học lớp 10, mạnh khỏe học giỏi. Cháu chúc bác mạnh khỏe. Chào bác".
“Ong Tien” cua nhung cap song sinh dinh nhau
GS.TS Nguyễn Thanh Liêm gặp lại cặp song sinh Hà - Ninh - (cặp song sinh đầu tiên ông thực hiện) 
“Ong Tien” cua nhung cap song sinh dinh nhau-Hinh-2
 Cặp song sinh Cúc - An trước khi tách nhau năm 2003
Định thần vài giây, GS Liêm nhớ ngay cặp song sinh dính nhau Lê Thị Thu Cúc - Lê Thị Thúy An dính nhau mà ông đã thực hiện cách đây 14 năm. Thời gian trôi thật nhanh, mới hôm nào thực hiện ca mổ tách đôi cho hai cháu với bao khó khăn căng thẳng. Hôm nay cả hai cháu đều học lớp 10, cao gần 1,7m.
“Ong Tien” cua nhung cap song sinh dinh nhau-Hinh-3
 Cúc - An giờ đã là những thiếu nữ xinh đẹp, khoẻ mạnh và học giỏi
Tin nhắn khiến vị GS nhớ lại ca mổ ấn tượng 14 năm về trước. “Ca mổ tách 2 bé gái Cúc - An vào năm 2003 được đánh giá là phức tạp. Dù trước đó, các bác sĩ BV Nhi Trung ương đã thực hiện 2 ca song sinh dính nhau cho 2 bé Nguyễn Thị Phương Hà và Nguyễn Thị Phương Ninh ở Quảng Ninh vào năm 1996 và Nghĩa – Đàn (hiện chỉ một cháu còn sống – PV) ở Nghệ An vào năm 2002.
Ca đầu tiên rất may, hai bé chỉ dính nhau phần da từ xương ức xuống rốn, các cháu dính nhau phần mềm mà không chung bất cứ bộ phận nào.
Những ca sau, đều ca phức tạp hơn, như cặp Nghĩa – Đàn chung nhau tá tràng, cơ hoành, mạng phổi, xương ức, ống mật chủ, ruột… thành công, được xem là một trong những ca song sinh mà nền y học thế giới ít có khả năng tách rời ở thời điểm đó.
Năm 2003, cặp Cúc – An là một ca khó hơn nữa” - GS Nguyễn Thanh Liêm nhớ lại.
GS Liêm còn nhớ như in về ca mổ năm nào: “Ca mổ tách 2 bé gái Cúc - An vào năm 2003 được đánh giá là phức tạp. Hai bé chung nhiều cơ quan nội tạng như gan, đường tiêu hóa, màng tim, cơ hoành, xương ức. An lại bị thêm dị tật tim bẩm sinh, Cúc có u máu ở cánh tay và ngực".
"Tiên lượng của các bác sĩ trước ca mổ cho thấy khả năng sống cả hai cháu là 50-60%, nếu cứu sống một trong hai trẻ thì cơ hội khoảng 70%. Nguy cơ tử vong ca này cao hơn nhiều so với cặp Nghĩa – Đàn. Ca đại phẫu khi đó kéo dài trong 8 tiếng. Khi được mổ tách, hai bé đã hơn 10 tháng tuổi và nặng tổng cộng 15 kg. Vậy mà giờ đây, hai bé năm nào đã thành thiếu nữ, khỏe mạnh, học giỏi”, GS Liêm nhớ lại.
Những cặp song sinh dính nhau may mắn
“Ong Tien” cua nhung cap song sinh dinh nhau-Hinh-4
 Hà - Ninh đã là những thiếu nữ xinh đẹp
Theo những gì GS Nguyễn Thanh Liêm nhớ lại, cặp song sinh dính nhau mà ông thực hiện may mắn nhất là hai chị em Hà – Ninh, sinh năm 1996 ở Bãi Cháy, Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. 21 năm trước, nhờ sự tiến bộ của y học và các bàn tay vàng của ngành y Việt Nam, hai chị em đã trải qua một ca phẫu thuật “nhớ đời” để có được cuộc sống như ngày hôm nay.
Mặc dù 2 bé chỉ dính nhau phần da từ xương ức xuống rốn. Các cháu dính nhau phần mềm, không chung bất cứ bộ phận nào. Tuy nhiên, phải so sánh điều kiện lúc đó với bây giờ. Đây là ca tách đầu tiên BV Nhi Trung ương thực hiện nên kinh nghiệm chưa có nhiều. Ca tách cũng do toàn bộ các bác sĩ của viện thực hiện.
“Ong Tien” cua nhung cap song sinh dinh nhau-Hinh-5
 Cúc - An khi vừa tách nhau năm 2003
Bệnh viện Nhi Trung còn tách rời thành công hai cặp song sinh dính nhau rất phức tạp là Cu – Cò. Hai bé Cu và Cò chào đời tại Nghệ An ngày 2.12.2008, dính nhau phần bụng, còn các bộ phận đầu, tay, chân, bộ phận sinh dục, tim, gan… tách riêng và khá nguyên vẹn.
Ca mổ tách thực hiện vào ngày 17.12.2008. Các bác sĩ đồng thời thông đường tiêu hóa bị tắc cho bé Cò và vài ngày sau đó mổ chuyển lại gốc động mạch cho bé Cu. Hiện hai bé sống khỏe mạnh cùng gia đình ở Nghệ An.
Trong hành trình mang đầy áp lực để trả lại cơ thể độc lập cho những cặp song sinh dính nhau, không phải chỉ có niềm vui thành công. Có rất nhiều ca dính nhau quá phức tạp, thể trạng của các bé quá yếu, các bác sĩ cũng đành bó tay. Đó là điều khiến GS Nguyễn Thanh Liêm day dứt và trăn trở trong ba mươi ba năm gắn bó với BV Nhi Trung ương, đau đáu với sinh mệnh từng đứa trẻ.
Theo Lệ Hà/Lao động

>> xem thêm

Bình luận(0)