Hùng sinh ra trong một gia đình gốc Hà Nội, còn Lan thì sinh ra ở “xứ Đoài” nơi ngày trước người ta gọi là “huyện ngoại thành Hà Nội”. Có lẽ chính bởi thế nên Hùng tự cho phép mình được khinh khi người có gốc “ngoại thành” như Lan.
|
Ảnh minh họa. |
Ngày ấy, Lan với Hùng quen nhau là do mai mối. Lan tuy xinh xắn, trắng trẻo lại là công chức nhà nước nhưng tình duyên chưa đến, mãi 30 tuổi mới quen Hùng. Hùng hơn Lan một tuổi, cũng đẹp trai, cao to, phong độ, kén chọn mãi cũng chưa hề cùng ai. Yêu nhau vài tháng rồi cưới, cứ như thể hai người độc thân”quá lứa” được trời se duyên nên cứ thế mà cưới.
Lấy nhau rồi, Lan mới biết Hùng luôn coi thường xuất xứ của cô. Hùng cho rằng Lan lấy được Hùng là may mắn lấy được trai gốc Hà Thành, mặc dù về nghề nghiệp, Lan hơn hẳn Hùng. Thu nhập tốt hơn, công việc được nể trọng hơn, gia đình nhà Lan tuy ở huyện ngoaị thành nhưng khá gỉa hơn nhà Hùng.
Hùng cũng tốt nghiệp đaị học nhưng chỉ xin được việc ở doanh nghiệp tư nhân, cả gia đình Hùng gồm 3 anh em lấy vợ gả chồng phaỉ sống chung trong căn hộ chật hẹp hơn 30 mét vuông. Lan được phân công nhà tập thể và hai vợ chồng ra ở riêng trong căn hộ của Lan. Thu nhập của Hùng chỉ bằng nửa Lan, nhưng Hùng lại luôn dè bỉu công việc của vợ.
Hùng chê Lan chậm chạp, lười biếng, tư tưởng “ấu trĩ”, suy nghĩ “hạn hẹp”… bất cứ lúc nào có cơ hội để dìm hàng vợ dù là chuyện vụn vặt nhất, Hùng cũng không bỏ qua. Ban đần Lan cũng lên tiếng cãi, nhưng bị Hùng dùng lời lẽ cay nghiệt chì chiết nhiều nên Lan cảm thấy sợ. Sợ phải nghe những lời khiến bản thân mình thấy ấm ức, đau đớn, cho nên Lan chọn cách nhẫn nhịn. Lan càng nhẫn nhịn, Hùng càng được thể miệt thị vợ. Mọi nơi, mọi lúc, ngay trước mặt bạn bè hay gia đình, Hùng đều móc mỉa, kích bác vợ.
Vừa phải kiến tiền lo kinh tế, vừa sinh con, chăm con, tinh thần laị suy sụp vì những lời nói cay nghiệt của chồng, Lan càng ngày càng xuống sắc. Cô tâm sự: “Trước khi lấy chồng mình rất tự tin, từ khi bị chồng chê bai nhiều bây giờ mình cảm thấy thấp kém hẳn đi, thấy bản thân mình chẳng có gía trị gì nữa”. Có lẽ chính vì thế nên Lan càng ngày càng ít quan tâm đến bản thân. Bạn bè nói mãiLan cũng đi làm tóc, mua bộ váy mới, nhưng về đến nhà là bị Hùng xỉa xói: “Kinh nhỉ, dạo này còn làm tóc cơ đấy, mặc váy cơ đấy. Chắc laị có thằng nào nó ngắm chứ gì”. Thế là được vài hôm, Lan lại buộc túm tóc lên đi làm, váy xếp một xó.
Có lẽ Hùng sẽ được tha hồ miệt thị người phụ nữ mà mình đã cầu hôn, đã chung sống, đã chăm lo cho anh ta từng bữa ăn mỗi ngày cho đến cuối đời anh ta, nhưng một ngày, hùng trở về nhà thấy vắng hoe.
Lan để lại cho anh ta một bức email: “Anh thân mến, em đưa hai con đi du lịch một tháng, anh ở nhà ký giúp em tờ đơn ly hôn rồi mang lên tòa án quận nộp. Em biết bấy lâu em là cái gai trong mắt anh, nhưng vì thương con nên em chưa đủ can đảm để giải thoát cho anh. Giờ đây em đã quyết, em ly hôn để anh đến với người đàn bà tốt hơn em. Con em nhận nuôi vì từ trước đến giờ đã quen với sự chăm sóc của mẹ. Căn nhà tập thể anh có thể ở tạm trong thời gian anh tìm nơi ở mới….”. Đính kèm email là những đoạn ghi âm lúc Hùng chì chiết miệt thị vợ. Nghe đến đâu, Hùng thấy cơ thể lạnh toát đến đấy.
Anh ta tự hỏi: Là mình đây sao? Sao chỉ có chuyện nhỏ như thế mà mình có thể chì chiết vợ cả nửa tiếng đồng hồ? Anh ta thấy mình hèn hạ, xấu tính, hệt những nhân vật phản diện trong phim truyền hình của mấy bà nội trợ.
Hùng vội vã mở máy, gõ liên tục những lời lẽ nhận sai và xin lỗi Lan, mong Lan tha thứ. Lúc Hùng ngừng gõ trên máy cũng là 12 giờ đêm. Số trang đánh máy anh ta đếm được hơn 20. Anh ta lập cập gửi email cho vợ rồi ngồi thẫn thờ trong bóng đêm. “Hy vọng em và con sẽ quay về”.