Nuốc xanh hay còn gọi là con nuốt, là một loại nhuyễn thể thuộc họ hàng với sứa nhưng có kích thước nhỏ hơn, chỉ tầm quả chanh ta.Chúng có màu xanh trong, thân mềm mại với những xúc tua nhỏ li ti, thường xuất hiện nhiều vào mùa hè ở vùng đầm phá nước lợ Cầu Hai và phá Tam Giang thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.Nuốc xanh Huế không chỉ gây ấn tượng bởi màu sắc lạ mắt, đặc sản này còn có cách thưởng thức khá thú vị.Con nuốc Huế được chia thành phần tai và chân, có hương vị thơm ngon, không gây ngứa và cũng không có mùi tanh.Nuốc có thể chế biến thành nhiều món ngon, trong đó nuốc tai có độ mềm, mọng nước và thanh mát nên thường được ăn trực tiếp như món sứa đỏ ngâm nức tiếng Hà Nội, Hải Phòng. Còn nuốc chân có độ giòn sần sật thì được tận dụng làm nguyên liệu cho các món gỏi, bún giấm,…Vào mùa hè, món nuốc “ăn tươi nuốt sống” chấm cùng mắm ruốc Huế rất được ưa chuộng vì thanh mát, có tác dụng “giải nhiệt”, “hạ hỏa”.Món nuốc tươi ăn cùng mắm ruốc, rau thơm, quả vả và dưa gang cũng được thực khách ví như “sashimi xứ Huế”.Ngoài món ngon trên, nếu đến Huế mùa nuốc, thực khách không nên bỏ lỡ món bún giấm nuốc trứ danh, được chế biến kỳ công, mang đậm hương vị miền đầm phá.Nuốc xanh không chỉ là một món ăn ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Theo Đông y, nuốc xanh có tính mát, vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tốt cho hệ tiêu hóa và tim mạch.Nuốc xanh đang dần trở thành một món ăn đặc sản được du khách ưa chuộng khi đến với Huế. Ảnh: Sưu tầmXem video: Khóc thét với những món ăn được tạo hình vô cùng “độc lạ”
Nuốc xanh hay còn gọi là con nuốt, là một loại nhuyễn thể thuộc họ hàng với sứa nhưng có kích thước nhỏ hơn, chỉ tầm quả chanh ta.
Chúng có màu xanh trong, thân mềm mại với những xúc tua nhỏ li ti, thường xuất hiện nhiều vào mùa hè ở vùng đầm phá nước lợ Cầu Hai và phá Tam Giang thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.
Nuốc xanh Huế không chỉ gây ấn tượng bởi màu sắc lạ mắt, đặc sản này còn có cách thưởng thức khá thú vị.
Con nuốc Huế được chia thành phần tai và chân, có hương vị thơm ngon, không gây ngứa và cũng không có mùi tanh.
Nuốc có thể chế biến thành nhiều món ngon, trong đó nuốc tai có độ mềm, mọng nước và thanh mát nên thường được ăn trực tiếp như món sứa đỏ ngâm nức tiếng Hà Nội, Hải Phòng. Còn nuốc chân có độ giòn sần sật thì được tận dụng làm nguyên liệu cho các món gỏi, bún giấm,…
Vào mùa hè, món nuốc “ăn tươi nuốt sống” chấm cùng mắm ruốc Huế rất được ưa chuộng vì thanh mát, có tác dụng “giải nhiệt”, “hạ hỏa”.
Món nuốc tươi ăn cùng mắm ruốc, rau thơm, quả vả và dưa gang cũng được thực khách ví như “sashimi xứ Huế”.
Ngoài món ngon trên, nếu đến Huế mùa nuốc, thực khách không nên bỏ lỡ món bún giấm nuốc trứ danh, được chế biến kỳ công, mang đậm hương vị miền đầm phá.
Nuốc xanh không chỉ là một món ăn ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Theo Đông y, nuốc xanh có tính mát, vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tốt cho hệ tiêu hóa và tim mạch.
Nuốc xanh đang dần trở thành một món ăn đặc sản được du khách ưa chuộng khi đến với Huế. Ảnh: Sưu tầm