Nước tiểu bình thường có màu vàng nhạt hoặc trong suốt. Khi màu sắc nước tiểu thay đổi thường là dấu hiệu của bệnh. Màu sắc của nước tiểu cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như thức ăn, thuốc, vận động, bệnh tật. Có 4 màu nước tiểu cần chú ý, nếu xuất hiện phải đi khám ngay.Màu đỏ: Nếu thấy nước tiểu màu đỏ, đây có thể là do máu hòa lẫn vào hay nói cách khác là tiểu ra máu. Nguyên nhân chủ yếu là do sỏi thận hoặc nhiễm trùng tiết niệu, cũng có thể do thay đổi màu sắc do thận tổn thương...Thế nhưng màu sắc của nước tiểu thường liên quan đến mức độ cô đặc và cũng có thể bị ảnh hưởng bởi một số loại thực phẩm hoặc thuốc. Nước tiểu có màu đỏ có thể không phải là tiểu máu. Ví dụ một số loại thực phẩm thông thường như củ cải đỏ, củ cải đường, củ cải tím,… cũng làm cho nước tiểu màu đỏ.Nguyên nhân chính là do những thực phẩm này có chứa betaine, chất này sau khi hấp thu và chuyển hóa trong cơ thể người không bị phân hủy, nó được đào thải ra ngoài cơ thể theo phân hoặc nước tiểu, dẫn đến phân hoặc nước tiểu có màu đỏ.Ngoài ra còn có một số yếu tố do thuốc, chẳng hạn như chức năng đông máu bất thường, dùng thuốc chống đông máu như aspirin, rifampicin, senna và các loại thuốc khác cũng có thể làm cho nước tiểu có màu đỏ.Thế nhưng nếu nước tiểu chuyển đỏ kèm theo triệu chứng đau, buốt, cần đến bệnh viện ngay để được xác định chẩn đoán, phát hiện các vấn đề, can thiệp và điều trị sớm.Màu trắng: Nếu màu nước tiểu có màu trắng thường đi kèm một số hạt sạn cùng với đó là hiện tượng tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu khó và các triệu chứng khác. Điều này rất có thể là do hệ tiết niệu đã bị nhiễm trùng gây ra, bạn cần đến bệnh viện để khám, làm rõ nguyên nhân và điều trị triệu chứng.Đồng thời, khi nước tiểu có màu trắng hơi giống màu sữa đi kèm đái buốt, đái dắt, chủ yếu là do gần đây bạn làm việc quá sức hoặc tiêu thụ quá nhiều thức ăn nhiều chất béo. Hãy giảm hai nguyên nhân trên xem nước tiểu của bạn có dần trở lại bình thường hay không. Nếu không, đến bệnh viện ngay.Màu nâu: Khi nước tiểu có màu nâu hoặc màu tương tự như nước tương, đây thường là do tan máu nội mạch, chẳng hạn như viêm thận cấp, viêm gan vàng da cấp tính, chấn thương dập nát, bỏng diện rộng, thiếu máu tán huyết, truyền máu nặng... Bên cạnh đó nước tiểu cũng có thể có màu nước tương sau khi tập thể dục.Sử dụng các loại thuốc hàng ngày như nitrofurantoin và đại hoàng trong thời gian dài cũng có thể khiến nước tiểu có màu nâu. Lúc này, hãy tìm đến sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa thận, khám tổng thể để tìm ra nguyên nhân cụ thể, có phương pháp điều trị.Màu xanh lam: Nước tiểu có màu này thường liên quan đến việc sử dụng thuốc, chẳng hạn như dùng một lượng lớn triamterene, thuốc chứa axit salicylic, hoặc tiêm thuốc xanh methylen, v.v., nước tiểu có màu xanh lam sẽ xuất hiện khi thuốc được chuyển hóa. Dừng thuốc, màu nước tiểu sẽ trở lại bình thường.Thế nhưng, một số bệnh cũng có thể khiến nước tiểu chuyển sang màu xanh lam, chẳng hạn như tăng canxi máu nguyên phát, ngộ độc vitamin D, tắc mật và nhiễm trùng Pseudomonas aeruginosa. Nếu tình trạng này kéo dài, cần đi khám kịp thời để được tư vấn và điều trị.Mời quý độc giả xem video: Ăn gì bổ thận, tốt cho cơ thể? Nguồn: Vinmec.
Nước tiểu bình thường có màu vàng nhạt hoặc trong suốt. Khi màu sắc nước tiểu thay đổi thường là dấu hiệu của bệnh. Màu sắc của nước tiểu cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như thức ăn, thuốc, vận động, bệnh tật. Có 4 màu nước tiểu cần chú ý, nếu xuất hiện phải đi khám ngay.
Màu đỏ: Nếu thấy nước tiểu màu đỏ, đây có thể là do máu hòa lẫn vào hay nói cách khác là tiểu ra máu. Nguyên nhân chủ yếu là do sỏi thận hoặc nhiễm trùng tiết niệu, cũng có thể do thay đổi màu sắc do thận tổn thương...
Thế nhưng màu sắc của nước tiểu thường liên quan đến mức độ cô đặc và cũng có thể bị ảnh hưởng bởi một số loại thực phẩm hoặc thuốc. Nước tiểu có màu đỏ có thể không phải là tiểu máu. Ví dụ một số loại thực phẩm thông thường như củ cải đỏ, củ cải đường, củ cải tím,… cũng làm cho nước tiểu màu đỏ.
Nguyên nhân chính là do những thực phẩm này có chứa betaine, chất này sau khi hấp thu và chuyển hóa trong cơ thể người không bị phân hủy, nó được đào thải ra ngoài cơ thể theo phân hoặc nước tiểu, dẫn đến phân hoặc nước tiểu có màu đỏ.
Ngoài ra còn có một số yếu tố do thuốc, chẳng hạn như chức năng đông máu bất thường, dùng thuốc chống đông máu như aspirin, rifampicin, senna và các loại thuốc khác cũng có thể làm cho nước tiểu có màu đỏ.
Thế nhưng nếu nước tiểu chuyển đỏ kèm theo triệu chứng đau, buốt, cần đến bệnh viện ngay để được xác định chẩn đoán, phát hiện các vấn đề, can thiệp và điều trị sớm.
Màu trắng: Nếu màu nước tiểu có màu trắng thường đi kèm một số hạt sạn cùng với đó là hiện tượng tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu khó và các triệu chứng khác. Điều này rất có thể là do hệ tiết niệu đã bị nhiễm trùng gây ra, bạn cần đến bệnh viện để khám, làm rõ nguyên nhân và điều trị triệu chứng.
Đồng thời, khi nước tiểu có màu trắng hơi giống màu sữa đi kèm đái buốt, đái dắt, chủ yếu là do gần đây bạn làm việc quá sức hoặc tiêu thụ quá nhiều thức ăn nhiều chất béo. Hãy giảm hai nguyên nhân trên xem nước tiểu của bạn có dần trở lại bình thường hay không. Nếu không, đến bệnh viện ngay.
Màu nâu: Khi nước tiểu có màu nâu hoặc màu tương tự như nước tương, đây thường là do tan máu nội mạch, chẳng hạn như viêm thận cấp, viêm gan vàng da cấp tính, chấn thương dập nát, bỏng diện rộng, thiếu máu tán huyết, truyền máu nặng... Bên cạnh đó nước tiểu cũng có thể có màu nước tương sau khi tập thể dục.
Sử dụng các loại thuốc hàng ngày như nitrofurantoin và đại hoàng trong thời gian dài cũng có thể khiến nước tiểu có màu nâu. Lúc này, hãy tìm đến sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa thận, khám tổng thể để tìm ra nguyên nhân cụ thể, có phương pháp điều trị.
Màu xanh lam: Nước tiểu có màu này thường liên quan đến việc sử dụng thuốc, chẳng hạn như dùng một lượng lớn triamterene, thuốc chứa axit salicylic, hoặc tiêm thuốc xanh methylen, v.v., nước tiểu có màu xanh lam sẽ xuất hiện khi thuốc được chuyển hóa. Dừng thuốc, màu nước tiểu sẽ trở lại bình thường.
Thế nhưng, một số bệnh cũng có thể khiến nước tiểu chuyển sang màu xanh lam, chẳng hạn như tăng canxi máu nguyên phát, ngộ độc vitamin D, tắc mật và nhiễm trùng Pseudomonas aeruginosa. Nếu tình trạng này kéo dài, cần đi khám kịp thời để được tư vấn và điều trị.