Bánh củ gừng. Trong cộng đồng người Chăm cũng như người dân tộc Khmer ở ĐBSCL, bánh gừng là loại bánh ngon ngày Tết truyền thống độc đáo. Gọi tên vậy vì bánh có hình dạng củ gừng.Bánh củ gừng được làm từ bột gạo nếp đem trộn với trứng gà cùng men rượu rồi đem giã quyện và nặn thủ công thành hình giống củ gừng. Sau khi chiên dầu được nhúng vào nước đường để bánh bóng mịn và không bị cong. Công đoạn cuối cùng trong quá trình làm bánh củ gừng là phơi khô trong khoảng 10-15 phút để tăng độ giòn cứng.Bánh tài lồng ệp. Món bánh này mang theo tín ngưỡng thờ cúng trời đất của bà con Sán Dìu - người dân tộc phổ biến ở Quảng Ninh. Người dân Sán Dìu cho rằng, Tết không có bánh tài lồng ệp là Tết không to. Qua thời gian, cùng với hương vị thơm ngon, bánh tài lồng ệp trở nên phổ biến hơn.Bánh có hình tròn, mềm dẻo, vị ngọt, màu nâu và được rắc vừng bên trên, khi cầm dễ bị dính nên thường được bọc vào túi bóng. Bánh ăn ngon nhất là lúc đã nguội mới không bị ngán, ăn lạ miệng và độ ngọt không quá nồng. Với vị ngon dẻo thơm mùi nếp, bánh tài lồng ệp đã trở thành một thứ đặc sản và là thức cúng những ngày Tết của người dân vùng dân tộc Sán Dìu.Mọc rêu của người Thái xứ Nghệ. Không ai nghĩ rằng, rêu có thể ăn được nhưng đồng bào người Thái ở miền Tây xứ Nghệ lại chế biến nó thành một món bánh đặc sản không thể thiếu trong những dịp quan trọng như lễ Tết, cưới hỏi…Bánh mọc rêu có nhân là thịt, gia vị sả ớt và hạt tiêu (mắc khén) trộn đều cùng rêu giã nát. Sau đó, bánh được hấp trong lá chuối khoảng 1 giờ đồng hồ cho đến khi gia vị ngấm vào từng thớ rêu. Hương vị rêu hòa quyện cùng các loại gia vị sẽ làm cho thực khách ăn một lần nhớ mãi. Chính vì thế mà nó trở thành món ăn đặc sản của vùng đất này.Bánh tày. Ở các vùng trung du và miền núi phía Bắc cũng có loại bánh tương tự có tên là bánh tày. Đây là loại bánh Tết thông dụng ở vùng cố đô Cổ Loa, Kinh Bắc, của các dân tộc thiểu số miền Bắc.Các dân tộc miền núi trung du và phía Bắc vẫn hay làm loại bánh này để ăn vào dịp Tết cổ truyền.Bánh ngải nhân vừng. Là món ăn ngày Tết truyền thống của người Tày Nùng. Món bánh này có màu xanh mướt như lúa non rất đẹp. Cách làm bánh cũng vô cùng công phu. Bánh ngải thường được làm nhiều vào dịp Tết Thanh minh, những dịp mừng lúa mới.Đầu tiên người ta hông xôi và nầm lá ngải sau đó cho hai nguyên liệu này giã cùng nhau cho đến khi nó hòa quyện màu xanh. Nhân bánh sẽ được làm từ vừng đèn trộn đường phên. Công đoạn cuối cùng là phết lớp sáp ong khi chiếc bánh còn nóng hổi để nó có độ bóng đẹp.
Bánh củ gừng. Trong cộng đồng người Chăm cũng như người dân tộc Khmer ở ĐBSCL, bánh gừng là loại bánh ngon ngày Tết truyền thống độc đáo. Gọi tên vậy vì bánh có hình dạng củ gừng.
Bánh củ gừng được làm từ bột gạo nếp đem trộn với trứng gà cùng men rượu rồi đem giã quyện và nặn thủ công thành hình giống củ gừng. Sau khi chiên dầu được nhúng vào nước đường để bánh bóng mịn và không bị cong. Công đoạn cuối cùng trong quá trình làm bánh củ gừng là phơi khô trong khoảng 10-15 phút để tăng độ giòn cứng.
Bánh tài lồng ệp. Món bánh này mang theo tín ngưỡng thờ cúng trời đất của bà con Sán Dìu - người dân tộc phổ biến ở Quảng Ninh. Người dân Sán Dìu cho rằng, Tết không có bánh tài lồng ệp là Tết không to. Qua thời gian, cùng với hương vị thơm ngon, bánh tài lồng ệp trở nên phổ biến hơn.
Bánh có hình tròn, mềm dẻo, vị ngọt, màu nâu và được rắc vừng bên trên, khi cầm dễ bị dính nên thường được bọc vào túi bóng. Bánh ăn ngon nhất là lúc đã nguội mới không bị ngán, ăn lạ miệng và độ ngọt không quá nồng. Với vị ngon dẻo thơm mùi nếp, bánh tài lồng ệp đã trở thành một thứ đặc sản và là thức cúng những ngày Tết của người dân vùng dân tộc Sán Dìu.
Mọc rêu của người Thái xứ Nghệ. Không ai nghĩ rằng, rêu có thể ăn được nhưng đồng bào người Thái ở miền Tây xứ Nghệ lại chế biến nó thành một món bánh đặc sản không thể thiếu trong những dịp quan trọng như lễ Tết, cưới hỏi…
Bánh mọc rêu có nhân là thịt, gia vị sả ớt và hạt tiêu (mắc khén) trộn đều cùng rêu giã nát. Sau đó, bánh được hấp trong lá chuối khoảng 1 giờ đồng hồ cho đến khi gia vị ngấm vào từng thớ rêu. Hương vị rêu hòa quyện cùng các loại gia vị sẽ làm cho thực khách ăn một lần nhớ mãi. Chính vì thế mà nó trở thành món ăn đặc sản của vùng đất này.
Bánh tày. Ở các vùng trung du và miền núi phía Bắc cũng có loại bánh tương tự có tên là bánh tày. Đây là loại bánh Tết thông dụng ở vùng cố đô Cổ Loa, Kinh Bắc, của các dân tộc thiểu số miền Bắc.
Các dân tộc miền núi trung du và phía Bắc vẫn hay làm loại bánh này để ăn vào dịp Tết cổ truyền.
Bánh ngải nhân vừng. Là món ăn ngày Tết truyền thống của người Tày Nùng. Món bánh này có màu xanh mướt như lúa non rất đẹp. Cách làm bánh cũng vô cùng công phu. Bánh ngải thường được làm nhiều vào dịp Tết Thanh minh, những dịp mừng lúa mới.
Đầu tiên người ta hông xôi và nầm lá ngải sau đó cho hai nguyên liệu này giã cùng nhau cho đến khi nó hòa quyện màu xanh. Nhân bánh sẽ được làm từ vừng đèn trộn đường phên. Công đoạn cuối cùng là phết lớp sáp ong khi chiếc bánh còn nóng hổi để nó có độ bóng đẹp.