Vụ việc thầy giáo làm nữ sinh lớp 8 mang thai ở Lào Cai đang gây bức xúc trong dư luận về đạo đức làm thầy. Nhìn ở khía cạnh sức khỏe sinh sản, ccs chuyên gia y tế khẳng định việc mang thai ở tuổi vị thành niên khiến cho cuộc sống của các em trở nên khó khăn hơn rất nhiều và dường như sẽ đẩy các em vào một tương lai mờ mịt hơn.
Dưới đây là một số tác hại mà bà bầu tuổi vị thành niên có thể phải đối diện:
Thiếu máu
Do trước khi mang bầu, các em chưa bao giờ được học và chuẩn bị tốt về sức khỏe và tâm lý làm mẹ. Điều này khiến các em không biết cách chăm sóc sức khỏe bản thân để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, các vitamin, khoáng chất cần thiết cho bản thân và thai nhi. Vì thế nguy cơ thiếu máu sẽ rất cao.
|
Trẻ vị thành niên mang thai có nguy cơ bị tiền sản giật cao. |
Tiền sản giật
Trẻ vị thành niên mang thai có nguy cơ cao bị cao huyết áp, tỷ lệ này cao hơn nhiều so với phụ nữ mang thai ở độ tuổi 20 – 30. Ngoài ra, trẻ cũng có nguy cơ bị tiền sản giật cao. Đây là một bệnh lý nguy hiểm khi huyết áp cao và lượng protein dư thừa trong nước tiểu, tay và mặt bị sưng, tổn thương các cơ quan.
Sinh non, con nhẹ cân
Trẻ vị thành niên có nguy cơ sinh non và sinh con nhẹ cân cao. Trong trường hợp này, trẻ sinh ra sẽ có cân nặng thấp hơn bình thường. Thông thường, trẻ sẽ có cân nặng từ 1,5 – 2,5kg. Những trẻ sinh nhẹ cân sẽ có cân nặng thấp hơn con số này và cần phải được chăm sóc đặc biệt sau khi sinh.
Dễ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục
Đối với những trẻ mang thai tuổi vị thành niên có quan hệ “chuyện ấy”, các bệnh lây truyền như bệnh chlamydia và HIV sẽ là mối quan tâm lớn. Nếu ở tuổi trưởng thành đường sinh dục của các em sẽ ít bị trầy xước hơn vì thế khả năng mắc các bệnh cũng ít hơn do các em đã biết cách “tự bảo vệ” vùng kín. Phụ huynh nên hướng dẫn các con cách dùng bao cao su để ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục, hạn chế nhiễm trùng tử cung và ít ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Trầm cảm sau sinh
|
Trẻ vị thành niên có thai dễ bị trầm cảm sau sinh.
|
Trẻ vị thành niên có thai dễ bị trầm cảm sau sinh (nguy cơ trầm cảm bắt đầu sau khi sinh con). Nếu bạn thấy trẻ hay buồn trong khi đang mang thai hoặc sau khi sinh, hãy khuyến khích con nói chuyện nhiều hơn với bác sĩ hoặc những người mà trẻ tin cậy. Trầm cảm có thể ảnh hưởng đến việc chăm sóc trẻ sơ sinh.
Hạn chế phát triển về thể chất
Khi có em bé một cách “bất đắc dĩ”, các em sẽ phải học làm người lớn gánh vác mọi việc lớn nhỏ trong gia đình thay vì vô tư hồn nhiên trên ghế nhà trường. Đặc biệt chăm sóc cho “em bé” sẽ mất rất nhiều thời gian và hao tổn sức lực. Nếu không thích ứng nhanh, các em sẽ rơi vào stress liên hoàn và suy nhược cơ thể một cách trầm trọng.