Dùng nhiều kem đánh răng. Người trưởng thành, không có vấn đề nha khoa chỉ nên dùng lượng kem đánh răng kích cỡ bằng hạt đậu (đường kính khoảng 5mm). (Ảnh minh họa)Theo chuyên gia, tỷ lệ tác động của bàn chải và kem đánh răng lần lượt là 9:1. Tỷ lệ này có nghĩa hành động chà xát của bàn chải mới thực sự mang lại hiệu quả làm sạch khoang miệng, kem đánh răng chỉ đóng vai trò phụ trợ.Sử dụng nhiều kem đánh răng không chỉ lãng phí mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả làm sạch. Cụ thể, kem đánh răng sẽ tạo nhiều bọt, khiến nhiều người lầm tưởng răng đã sạch nên lười chà xát. Lượng bọt lớn trong miệng cũng gây kích ứng cổ, tăng cảm giác buồn nôn, nôn.Nước đánh răng quá lạnh. Nước quá lạnh là một trong những nguyên nhân khiến bạn dễ buồn nôn khi đánh răng. Nguyên nhân bởi nước quá lạnh (nhất là mùa đông) sẽ kích thích thần kinh khoang miệng. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa nước và miệng càng lớn càng dễ cảm thấy buồn nôn.Chuyên gia nhấn mạnh, đánh răng bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh đều không có lợi. Nhiệt độ nước thích hợp nhất để đánh răng là 35-36ºC. Nước quá nóng hoặc quá lạnh sẽ kích thích răng và nướu. Bên cạnh đó, nhiệt độ thấp của nước khó làm mềm bàn chải, dễ dẫn đến chảy máu nướu, buồn nôn.Bàn chải kém chất lượng. Lông bàn chải đánh răng cứng và dày kích ứng nướu, làm chảy máu khiến bạn dễ có cảm giác buồn nôn, nôn. Bình thường, lông bàn chải được chia làm ba loại là mềm, trung tính và cứng.Trong số đó, lông bàn chải có độ cứng trung tính là phù hợp nhất. Bạn có thể kiểm tra độ cứng của bàn chải bằng cách dùng ngón tay ấn vào phần lông. Nếu ngón tay ngứa rát chứng tỏ lông bàn chải quá cứng, không nên sử dụng.Cố vệ sinh vùng lưỡi. Chà xát vùng lưỡi giúp giảm hôi miệng hiệu quả. Vậy nhưng, lưỡi cũng là nơi nhạy cảm, hành động chà xát bàn chải cùng mùi của kem đánh răng có thể kích thích vùng này, gây cảm giác buồn nôn và khó chịu.Chuyên gia không khuyên vệ sinh vùng lưỡi mỗi ngày. Làm sạch quá thường xuyên có thể kích thích vị giác, tổn thương nhú lưỡi, thậm chí gây tê cuối lưỡi, mất vị giác...Đáng lưu ý, cảm giác buồn nôn, nôn không chỉ liên quan đến các yếu tố trên. Nó có thể là dấu hiệu cơ thể có vấn đề. Thường xuyên buồn nôn, nôn khi đánh răng, bạn nên cảnh giác những bệnh sau:Viêm họng mãn tính. Viêm họng mãn tính là tình trạng viêm mãn tính của niêm mạc hầu họng, các mô dưới niêm mạc và tổ chức lympho. Người bị viêm họng mãn tính có thể buồn nôn và nôn khi bàn chải hoặc kem đánh răng gây kích ứng cổ họng, đánh răng vào buổi sáng.Trường hợp này, bạn nên súc miệng bằng nước muối nhạt sáng tối. Khi súc miệng, bạn nên ngửa đầu ra sau, phát ra âm thanh “à” khi mở miệng. Sau khi súc miệng, bạn có thể uống nước muối nhạt. Nước muối có tác dụng khử trùng, làm sạch và làm ẩm hầu họng, ngăn ngừa viêm nhiễm.Bệnh đường tiêu hóa. Mắc các bệnh như viêm dạ dày, loét dạ dày, trào ngược dạ dày, hành tá tràng, bạn dễ có cảm giác buồn nôn khi đánh răng. Tình trạng bắt nguồn do axit dịch vị dạ dày gây kích thích.Buồn nôn khi đánh răng đôi khi bắt nguồn từ các bệnh về răng miệng như chảy máu nướu răng, loét miệng.Viêm mũi xoang. Tình trạng buồn nôn khi đánh răng có thể xảy ra khi bị viêm mũi, xoang. Lúc này, dịch tiết có mủ, dính từ viêm mũi và viêm xoang chảy ngược vào miệng sẽ kích thích, gây buồn nôn.Phản ứng của cơ thể. Cảm giác buồn nôn đôi khi không quá nghiêm trọng, chỉ là phản ứng sinh lý bình thường của yết hầu. Vùng này bị kích thích, cơ thể sẽ nảy sinh phản xạ nôn để ngăn chặn các dị vật, chất độc hại thâm nhập vào cơ thể.
Mời độc giả xem thêm video: Sâu răng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ não (Nguồn video: THĐT)
Dùng nhiều kem đánh răng. Người trưởng thành, không có vấn đề nha khoa chỉ nên dùng lượng kem đánh răng kích cỡ bằng hạt đậu (đường kính khoảng 5mm). (Ảnh minh họa)
Theo chuyên gia, tỷ lệ tác động của bàn chải và kem đánh răng lần lượt là 9:1. Tỷ lệ này có nghĩa hành động chà xát của bàn chải mới thực sự mang lại hiệu quả làm sạch khoang miệng, kem đánh răng chỉ đóng vai trò phụ trợ.
Sử dụng nhiều kem đánh răng không chỉ lãng phí mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả làm sạch. Cụ thể, kem đánh răng sẽ tạo nhiều bọt, khiến nhiều người lầm tưởng răng đã sạch nên lười chà xát. Lượng bọt lớn trong miệng cũng gây kích ứng cổ, tăng cảm giác buồn nôn, nôn.
Nước đánh răng quá lạnh. Nước quá lạnh là một trong những nguyên nhân khiến bạn dễ buồn nôn khi đánh răng. Nguyên nhân bởi nước quá lạnh (nhất là mùa đông) sẽ kích thích thần kinh khoang miệng. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa nước và miệng càng lớn càng dễ cảm thấy buồn nôn.
Chuyên gia nhấn mạnh, đánh răng bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh đều không có lợi. Nhiệt độ nước thích hợp nhất để đánh răng là 35-36ºC. Nước quá nóng hoặc quá lạnh sẽ kích thích răng và nướu. Bên cạnh đó, nhiệt độ thấp của nước khó làm mềm bàn chải, dễ dẫn đến chảy máu nướu, buồn nôn.
Bàn chải kém chất lượng. Lông bàn chải đánh răng cứng và dày kích ứng nướu, làm chảy máu khiến bạn dễ có cảm giác buồn nôn, nôn. Bình thường, lông bàn chải được chia làm ba loại là mềm, trung tính và cứng.
Trong số đó, lông bàn chải có độ cứng trung tính là phù hợp nhất. Bạn có thể kiểm tra độ cứng của bàn chải bằng cách dùng ngón tay ấn vào phần lông. Nếu ngón tay ngứa rát chứng tỏ lông bàn chải quá cứng, không nên sử dụng.
Cố vệ sinh vùng lưỡi. Chà xát vùng lưỡi giúp giảm hôi miệng hiệu quả. Vậy nhưng, lưỡi cũng là nơi nhạy cảm, hành động chà xát bàn chải cùng mùi của kem đánh răng có thể kích thích vùng này, gây cảm giác buồn nôn và khó chịu.
Chuyên gia không khuyên vệ sinh vùng lưỡi mỗi ngày. Làm sạch quá thường xuyên có thể kích thích vị giác, tổn thương nhú lưỡi, thậm chí gây tê cuối lưỡi, mất vị giác...
Đáng lưu ý, cảm giác buồn nôn, nôn không chỉ liên quan đến các yếu tố trên. Nó có thể là dấu hiệu cơ thể có vấn đề. Thường xuyên buồn nôn, nôn khi đánh răng, bạn nên cảnh giác những bệnh sau:
Viêm họng mãn tính. Viêm họng mãn tính là tình trạng viêm mãn tính của niêm mạc hầu họng, các mô dưới niêm mạc và tổ chức lympho. Người bị viêm họng mãn tính có thể buồn nôn và nôn khi bàn chải hoặc kem đánh răng gây kích ứng cổ họng, đánh răng vào buổi sáng.
Trường hợp này, bạn nên súc miệng bằng nước muối nhạt sáng tối. Khi súc miệng, bạn nên ngửa đầu ra sau, phát ra âm thanh “à” khi mở miệng. Sau khi súc miệng, bạn có thể uống nước muối nhạt. Nước muối có tác dụng khử trùng, làm sạch và làm ẩm hầu họng, ngăn ngừa viêm nhiễm.
Bệnh đường tiêu hóa. Mắc các bệnh như viêm dạ dày, loét dạ dày, trào ngược dạ dày, hành tá tràng, bạn dễ có cảm giác buồn nôn khi đánh răng. Tình trạng bắt nguồn do axit dịch vị dạ dày gây kích thích.
Buồn nôn khi đánh răng đôi khi bắt nguồn từ các bệnh về răng miệng như chảy máu nướu răng, loét miệng.
Viêm mũi xoang. Tình trạng buồn nôn khi đánh răng có thể xảy ra khi bị viêm mũi, xoang. Lúc này, dịch tiết có mủ, dính từ viêm mũi và viêm xoang chảy ngược vào miệng sẽ kích thích, gây buồn nôn.
Phản ứng của cơ thể. Cảm giác buồn nôn đôi khi không quá nghiêm trọng, chỉ là phản ứng sinh lý bình thường của yết hầu. Vùng này bị kích thích, cơ thể sẽ nảy sinh phản xạ nôn để ngăn chặn các dị vật, chất độc hại thâm nhập vào cơ thể.