Những mạch máu nổi ngoằn ngoèo ở chân một số người chỉ khiến họ cảm thấy mất thẩm mỹ. Tuy nhiên, đó có thể là dấu hiệu của bệnh suy giãn tĩnh mạch, tiềm ẩn nguy cơ máu đóng cục, huyết khối tĩnh mạch sâu, thuyên tắc phổi.
|
Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học cho thấy nổi mạch máu ở chân liên quan đến nhiều bệnh nguy hiểm. |
Các bệnh này có thể dẫn đến tình trạng bệnh nhân tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Y học JAMA cho rằng tình trạng giãn tĩnh mạch là “dấu hiệu đèn đỏ” cảnh báo nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) hoặc thuyên tắc phổi.
Giãn tĩnh mạch – căn bệnh tiềm ẩn nhiều hậu quả khó lường
Nghiên cứu trên được tiến hành trên 425.000 bệnh nhân, do các nhà khoa học thuộc Đại học Y khoa Trung Quốc tiến hành.
Kết quả cho thấy bệnh nhân giãn tĩnh mạch có nguy cơ cao gấp 5 lần người thường mắc bệnh DVT – bệnh do cục máu đông ở chân, dẫn đến phải cắt chi hoặc thậm chí tử vong.
Họ cũng mắc nguy cơ thuyên tắc phổi cao gấp 2 lần người thường, gấp 2 lần nguy cơ viêm động mạch ngoại vi – căn bệnh giảm lượng máu chảy đến chân và tay.
Như chúng ta đã biết, cục máu đông cũng là nguy cơ dẫn đến đột quỵ - một căn bệnh nghiêm trọng về tuần hoàn.
Giãn tĩnh mạch có triệu chứng là những mạch máu to, sưng phồng, xuất hiện nhiều ở bàn chân, chân.
Với đa số mọi người, những mạch máu này chỉ khiến chân trở nên khó coi, nhưng một số người có thể cảm thấy đau, khó chịu.
Các triệu chứng bệnh giãn tĩnh mạch bao gồm:
- Nhói, chuột rút và sưng ở chân dưới
- Đau khi ngồi hoặc đứng
- Ung loét
- Bị chảy máu
- Máu đóng cục
- Thay đổi màu sắc, bị cứng hoặc viêm quanh vùng da bị ảnh hưởng
Suy giãn tĩnh mạch có nhiều khả năng ảnh hưởng đến người cao tuổi vì tuổi tác làm da mất độ đàn hồi và van tĩnh mạch suy yếu.
Chúng cũng liên quan đến mang thai vì thời gian mang thai làm cho lượng máu trong cơ thể tăng lên nhưng làm giảm lưu lượng máu từ chân đến xương chậu.
Béo phì và tiền sử gia đình về tình trạng này cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh
Mọi người có thể giảm nguy cơ bị giãn tĩnh mạch bằng cách tập thể dục, ăn uống lành mạnh, tránh đi giày gót cao, nâng chân và thay đổi vị trí ngồi hoặc đứng thường xuyên.
Điều trị có thể bao gồm tất (vớ) nén hoặc phẫu thuật laser.
Tình trạng viêm trong tĩnh mạch là nguyên nhân
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc hiện chưa chắc chắn liệu tình trạng giãn tĩnh mạch gây ra máu đóng cục hay không, hoặc liệu đó có là triệu chứng của một vấn đề phức tạp hơn, thường gây ra cả giãn tĩnh mạch và các bệnh nghiêm trọng về máu đông.
Tuy nhiên, họ tin rằng tình trạng tĩnh mạch bị viêm có thể liên quan đến căn bệnh này.
Viết trong tạp chí y khoa JAMA, họ cho biết: "Bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch có mức độ viêm và giảm huyết khối gia tăng".
"Bệnh giãn tĩnh mạch hiếm khi liên quan tới các nguy cơ sức khoẻ nghiêm trọng.
Ngược lại, DVT, tắc mạch phổi và động mạch ngoại biên là những bệnh mạch máu có ảnh hưởng hệ thống nghiêm trọng.
Họ nói thêm: "Liệu sự liên quan giữa giãn tĩnh mạch và DVT là nguyên nhân hay là một loạt các yếu tố nguy cơ – điều này đòi hỏi cần nghiên cứu sâu hơn".