Phụ nữ hoàn toàn có thể bị giãn tĩnh mạch ở vùng kín. Thường thì đây là tác dụng phụ khi mang thai do tĩnh mạch xương chậu và buồng trứng thay đổi khi mang thai và tình trạng này không mấy dễ chịu. Dấu hiệu giãn tĩnh mạch vùng kín là đau xương chậu, són tiểu khi tăng áp lực trong bụng, ruột kích thích…và không có cách điều trị phù hợp. Giãn tĩnh mạch ở ngực và khe ngực khiến khu vực vòng 1 của nữ giới xuất hiện nhiều mạch máu màu xanh hoặc tím khiến phụ nữ mất tự tin. Giãn tĩnh mạch ở ngực có nhiều nguyên nhân nhưng thường gặp ở những người phẫu thuật nâng ngực.Giãn tĩnh mạch hậu môn có lẽ là vùng giãn tĩnh mạch không mong muốn nhất của tất cả mọi người. Giãn tĩnh mạch hậu môn có thể xảy ra cả bên trong và bên ngoài hậu môn và còn được gọi là bệnh trĩ. Đối với một số người thì bệnh này không vấn đề gì nhưng một số người khác lại bị chảy máu và đau đớn. Mặc dù ít gặp hơn nhưng giãn tĩnh mạch ở bàn tay và cánh tay cũng có thể xảy ra, nguyên nhân thường là do tuổi tác hoặc bị giảm mỡ. Giãn tĩnh mạch tại vị trí này không nguy hiểm mà chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Giải pháp điều trị thường là tiêm chất làm đầy để che đi vết giãn để cánh tay đẹp hơn. Hầu hết những người bị giãn tĩnh mạch quanh mắt đều khó nhận thấy vì đã bị ẩn dưới da và bị mỡ che đi. Nhưng ở một số người tĩnh mạch bị giãn lại hiện lên rất rõ, nhất là khi nóng hoặc bối rối vì tĩnh mạch rất gần với bề mặt da. Cách điều trị tùy thuộc vào da từng người, mật độ giãn cũng như kích thước giãn. Nếu điều trị bằng laser không hết thì phải gây tê cục bộ rồi mổ. Giãn tĩnh mạch khiến người bị khó chịu nhất là giãn tĩnh mạch trên mặt, thường được gọi là tĩnh mạch chỉ hoặc vỡ mao mạch. Tĩnh mạch chỉ có thể điều trị bằng điện phân, xung điện hoặc laser.
Phụ nữ hoàn toàn có thể bị giãn tĩnh mạch ở vùng kín. Thường thì đây là tác dụng phụ khi mang thai do tĩnh mạch xương chậu và buồng trứng thay đổi khi mang thai và tình trạng này không mấy dễ chịu. Dấu hiệu giãn tĩnh mạch vùng kín là đau xương chậu, són tiểu khi tăng áp lực trong bụng, ruột kích thích…và không có cách điều trị phù hợp.
Giãn tĩnh mạch ở ngực và khe ngực khiến khu vực vòng 1 của nữ giới xuất hiện nhiều mạch máu màu xanh hoặc tím khiến phụ nữ mất tự tin. Giãn tĩnh mạch ở ngực có nhiều nguyên nhân nhưng thường gặp ở những người phẫu thuật nâng ngực.
Giãn tĩnh mạch hậu môn có lẽ là vùng giãn tĩnh mạch không mong muốn nhất của tất cả mọi người. Giãn tĩnh mạch hậu môn có thể xảy ra cả bên trong và bên ngoài hậu môn và còn được gọi là bệnh trĩ. Đối với một số người thì bệnh này không vấn đề gì nhưng một số người khác lại bị chảy máu và đau đớn.
Mặc dù ít gặp hơn nhưng giãn tĩnh mạch ở bàn tay và cánh tay cũng có thể xảy ra, nguyên nhân thường là do tuổi tác hoặc bị giảm mỡ. Giãn tĩnh mạch tại vị trí này không nguy hiểm mà chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Giải pháp điều trị thường là tiêm chất làm đầy để che đi vết giãn để cánh tay đẹp hơn.
Hầu hết những người bị giãn tĩnh mạch quanh mắt đều khó nhận thấy vì đã bị ẩn dưới da và bị mỡ che đi. Nhưng ở một số người tĩnh mạch bị giãn lại hiện lên rất rõ, nhất là khi nóng hoặc bối rối vì tĩnh mạch rất gần với bề mặt da. Cách điều trị tùy thuộc vào da từng người, mật độ giãn cũng như kích thước giãn. Nếu điều trị bằng laser không hết thì phải gây tê cục bộ rồi mổ.
Giãn tĩnh mạch khiến người bị khó chịu nhất là giãn tĩnh mạch trên mặt, thường được gọi là tĩnh mạch chỉ hoặc vỡ mao mạch. Tĩnh mạch chỉ có thể điều trị bằng điện phân, xung điện hoặc laser.