Táo bón: Táo bón có thể gây ra các cơn co rút và cơn đau bụng - tín hiệu bụng đang cố gửi để báo cho bạn biết có gì đó không ổn. Bạn nên ăn nhiều chất xơ, uống nước ấm và tập thể dục nhẹ nhàng để cải thiện tình trạng này. Ảnh: Business Insider.Hội chứng ruột kích thích: Đây là một dạng rối loạn tiêu hóa, trong đó căng thẳng là một nguyên nhân chính. Bạn nên ăn nhiều chất xơ, tập thể dục thường xuyên và bổ sung nước cho cơ thể. Bạn cũng có thể sử dụng các chế phẩm probiotic (chứa các lợi khuẩn cho đường ruột) để giảm tình trạng này. Ảnh: Authorityremedies.Ngộ độc thực phẩm: Khi ăn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, ruột của bạn có thể bị nhiễm trùng. Triệu chứng của ngộ độc thực phẩm thường gồm đi ngoài, mất nước, sốt, chướng và các cơn đau co rút ở bụng. Ảnh: CNN.Ung thư buồng trứng: Đau bụng là một trong những triệu chứng cảnh báo sớm của ung thư buồng trứng, nhưng thường bị bỏ qua do khá giống các bệnh thông thường. Nếu phụ nữ thường xuyên bị đau bụng, kinh nguyệt không đều, chướng bụng hay cảm thấy no dù ăn rất ít, bạn nên đi siêu âm hoặc chụp CT xem có khối bất thường nào ở buồng trứng hay không. Ảnh: Namasterevista.Dị ứng thức ăn: Nếu đồ ăn đảm bảo vệ sinh mà bạn vẫn cảm thấy đau bụng và gặp thêm các triệu trứng như buồn nôn, đi ngoài…, có thể bạn bị dị ứng với một loại thực phẩm nào đó có trong món ăn. Bạn nên chú ý xem các món thường khiến bạn đau bụng có chung thành phần gì, có thể là sữa bò, lạc… Ảnh: Medicalnewstoday.Căng thẳng/trầm cảm: Não và bụng có nhiều liên hệ với nhau hơn bạn tưởng. Khi bạn cảm thấy lo lắng và căng thẳng, thường thì bụng sẽ phản ứng bằng những cơn đau. Bạn nên tìm sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý để có tinh thần thoải mái hơn, giảm những tác động xấu lên cơ thể. Ảnh: Mirror.Viêm dạ dày - ruột: Bụng và ruột của bạn có thể bị nhiễm virus, gây ra các triệu trứng như tiêu chảy, đau bụng, ớn lạnh và nôn mửa. Bệnh có thể kéo dài từ vài tiếng đến vài ngày, bạn cần theo dõi chặt chẽ và bổ sung nhiều nước cho cơ thể. Ảnh: Business Insider.Viêm ruột thừa: Nếu bị đau dữ dội vùng bụng dưới bên phải, có thể ruột thừa của bạn có vấn đề. Trong trường hợp này, bạn cần khẩn cấp tới bệnh viện để bác sĩ phẫu thuật ruột thừa, tránh tình trạng ruột vỡ gây nguy hiểm cho tính mạng của bạn. Ảnh: Business Insider.Sỏi thận: Nếu bạn bị đau ở vùng bụng dưới sườn (hai bên và sau lưng) và háng, có thể bạn có sỏi thận. Nếu cơn đau quá sức chịu đựng và bạn không thể đi tiểu, bạn cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị. Thông thường, sỏi sẽ được phẫu thuật để lấy ra khỏi đường tiểu của bạn. Ảnh: Wellness Pathcare.Video: Đau râm ran ở bụng: Đừng chủ quan vì đó có thể là dấu hiệu ung thư (Nguồn: Cuộc sống hạnh phúc/Youtube).
Táo bón: Táo bón có thể gây ra các cơn co rút và cơn đau bụng - tín hiệu bụng đang cố gửi để báo cho bạn biết có gì đó không ổn. Bạn nên ăn nhiều chất xơ, uống nước ấm và tập thể dục nhẹ nhàng để cải thiện tình trạng này. Ảnh: Business Insider.
Hội chứng ruột kích thích: Đây là một dạng rối loạn tiêu hóa, trong đó căng thẳng là một nguyên nhân chính. Bạn nên ăn nhiều chất xơ, tập thể dục thường xuyên và bổ sung nước cho cơ thể. Bạn cũng có thể sử dụng các chế phẩm probiotic (chứa các lợi khuẩn cho đường ruột) để giảm tình trạng này. Ảnh: Authorityremedies.
Ngộ độc thực phẩm: Khi ăn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, ruột của bạn có thể bị nhiễm trùng. Triệu chứng của ngộ độc thực phẩm thường gồm đi ngoài, mất nước, sốt, chướng và các cơn đau co rút ở bụng. Ảnh: CNN.
Ung thư buồng trứng: Đau bụng là một trong những triệu chứng cảnh báo sớm của ung thư buồng trứng, nhưng thường bị bỏ qua do khá giống các bệnh thông thường. Nếu phụ nữ thường xuyên bị đau bụng, kinh nguyệt không đều, chướng bụng hay cảm thấy no dù ăn rất ít, bạn nên đi siêu âm hoặc chụp CT xem có khối bất thường nào ở buồng trứng hay không. Ảnh: Namasterevista.
Dị ứng thức ăn: Nếu đồ ăn đảm bảo vệ sinh mà bạn vẫn cảm thấy đau bụng và gặp thêm các triệu trứng như buồn nôn, đi ngoài…, có thể bạn bị dị ứng với một loại thực phẩm nào đó có trong món ăn. Bạn nên chú ý xem các món thường khiến bạn đau bụng có chung thành phần gì, có thể là sữa bò, lạc… Ảnh: Medicalnewstoday.
Căng thẳng/trầm cảm: Não và bụng có nhiều liên hệ với nhau hơn bạn tưởng. Khi bạn cảm thấy lo lắng và căng thẳng, thường thì bụng sẽ phản ứng bằng những cơn đau. Bạn nên tìm sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý để có tinh thần thoải mái hơn, giảm những tác động xấu lên cơ thể. Ảnh: Mirror.
Viêm dạ dày - ruột: Bụng và ruột của bạn có thể bị nhiễm virus, gây ra các triệu trứng như tiêu chảy, đau bụng, ớn lạnh và nôn mửa. Bệnh có thể kéo dài từ vài tiếng đến vài ngày, bạn cần theo dõi chặt chẽ và bổ sung nhiều nước cho cơ thể. Ảnh: Business Insider.
Viêm ruột thừa: Nếu bị đau dữ dội vùng bụng dưới bên phải, có thể ruột thừa của bạn có vấn đề. Trong trường hợp này, bạn cần khẩn cấp tới bệnh viện để bác sĩ phẫu thuật ruột thừa, tránh tình trạng ruột vỡ gây nguy hiểm cho tính mạng của bạn. Ảnh: Business Insider.
Sỏi thận: Nếu bạn bị đau ở vùng bụng dưới sườn (hai bên và sau lưng) và háng, có thể bạn có sỏi thận. Nếu cơn đau quá sức chịu đựng và bạn không thể đi tiểu, bạn cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị. Thông thường, sỏi sẽ được phẫu thuật để lấy ra khỏi đường tiểu của bạn. Ảnh: Wellness Pathcare.
Video: Đau râm ran ở bụng: Đừng chủ quan vì đó có thể là dấu hiệu ung thư (Nguồn: Cuộc sống hạnh phúc/Youtube).