Khoai tây: Các bác sĩ vẫn khuyên người bệnh gút ăn khoai tây, bởi vì trong thành phần hóa học của khoai tây hầu như không hề có nhân purine.Rau cần đặc biệt tốt trong giai đoạn gout cấp tính. Rau cần giàu các sinh tố, khoáng chất và hầu như không chứa nhân purin. Có thể ăn sống, ép lấy nước uống hoặc nấu canh ăn hàng ngày.Súp lơ: Theo dinh dưỡng thì súp lơ tính mát, vị ngọt, công dụng chính là thanh nhiệt, lợi tiểu, thông tiện, cho nên đây nên là thực phẩm tốt cho bệnh nhân gút.Dưa chuột: Muối kali trong dưa chuột là chất có tác dụng lợi niệu vậy nên những người bị gút nên ăn nhiều.Bí xanh là loại thực phẩm kiềm tính, nhiều nước và chứa rất ít nhân purin, có khả năng thanh thải acid uric qua đường tiết niệu khá tốt.Bí đỏ tính ấm, vị ngọt, công dụng bổ trung ích khí, giảm mỡ máu và hạ đường huyết, là loại thực phẩm kiềm tính và hầu như không chứa nhân purin, lý tưởng cho người bị cao huyết áp, rối loạn lipid máu, béo phì và tăng acid uric trong máu.Cải xanh là loại rau kiềm tính và hầu như không chứa nhân purin. Cải xanh có tác dụng giải nhiệt trừ phiền, thông lợi tràng vị. Loại rau này còn có tác dụng lợi tiểu, rất thích hợp với người bị bệnh gout.Củ cải: Cũng như các loại thực phẩm tốt cho bệnh gút trên, đây cũng là loại rau kiềm tính, nhiều nước mà lại không có nhân purin.Cải bắp cũng rất có ích cho khớp nhờ cơ chế thông kinh hoạt lạc, vì vậy rất tốt cho người có acid mức uric trong máu cao.Sữa ít béo: Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Y khoa New England cho thấy những người uống sữa ít béo hoặc sữa chua không đường ít nhất hai lần một tuần đã giảm 48% lượng acid uric trong máu so với những người không uống sữa.Quả anh đào: Anthocyanins trong quả anh đào rất tốt trong việc làm giảm lượng tinh thể acid uric trong máu. Ăn nhiều quả anh đào là một cách tuyệt vời để làm giảm đau và viêm của người bệnh gout.Video "Các thực phẩm chống độc siêu hạng". Nguồn: VTC.
Khoai tây: Các bác sĩ vẫn khuyên người bệnh gút ăn khoai tây, bởi vì trong thành phần hóa học của khoai tây hầu như không hề có nhân purine.
Rau cần đặc biệt tốt trong giai đoạn gout cấp tính. Rau cần giàu các sinh tố, khoáng chất và hầu như không chứa nhân purin. Có thể ăn sống, ép lấy nước uống hoặc nấu canh ăn hàng ngày.
Súp lơ: Theo dinh dưỡng thì súp lơ tính mát, vị ngọt, công dụng chính là thanh nhiệt, lợi tiểu, thông tiện, cho nên đây nên là thực phẩm tốt cho bệnh nhân gút.
Dưa chuột: Muối kali trong dưa chuột là chất có tác dụng lợi niệu vậy nên những người bị gút nên ăn nhiều.
Bí xanh là loại thực phẩm kiềm tính, nhiều nước và chứa rất ít nhân purin, có khả năng thanh thải acid uric qua đường tiết niệu khá tốt.
Bí đỏ tính ấm, vị ngọt, công dụng bổ trung ích khí, giảm mỡ máu và hạ đường huyết, là loại thực phẩm kiềm tính và hầu như không chứa nhân purin, lý tưởng cho người bị cao huyết áp, rối loạn lipid máu, béo phì và tăng acid uric trong máu.
Cải xanh là loại rau kiềm tính và hầu như không chứa nhân purin. Cải xanh có tác dụng giải nhiệt trừ phiền, thông lợi tràng vị. Loại rau này còn có tác dụng lợi tiểu, rất thích hợp với người bị bệnh gout.
Củ cải: Cũng như các loại thực phẩm tốt cho bệnh gút trên, đây cũng là loại rau kiềm tính, nhiều nước mà lại không có nhân purin.
Cải bắp cũng rất có ích cho khớp nhờ cơ chế thông kinh hoạt lạc, vì vậy rất tốt cho người có acid mức uric trong máu cao.
Sữa ít béo: Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Y khoa New England cho thấy những người uống sữa ít béo hoặc sữa chua không đường ít nhất hai lần một tuần đã giảm 48% lượng acid uric trong máu so với những người không uống sữa.
Quả anh đào: Anthocyanins trong quả anh đào rất tốt trong việc làm giảm lượng tinh thể acid uric trong máu. Ăn nhiều quả anh đào là một cách tuyệt vời để làm giảm đau và viêm của người bệnh gout.
Video "Các thực phẩm chống độc siêu hạng". Nguồn: VTC.