Chất độc đó chính là aflatoxin - là độc tố vi nấm sản sinh tự nhiên bởi một số loài nấm mốc Aspergillus. Đây cũng là loại nấm mốc phổ biến ở nông sản và các thực phẩm khô. Một số người nghĩ rằng khi đồ ăn bị mốc thì chỉ cần gọt bỏ phần mốc đi là ăn được bình thường. Nhưng sự thật, aflatoxin được tạo ra đã ngấm sâu vào toàn bộ thực phẩm đó.
Khi phơi nhiễm lâu dài với nồng độ cao của aflatoxin, mô gan của bạn sẽ bị phá hủy, dẫn đến ung thư gan. Theo cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế aflatoxin là chất gây ung thư loại 1 vô cùng nguy hiểm.
Điều đáng nói là chất gây ung thư cực độc này tồn tại rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Đây là những thực phẩm, vật dụng ẩn chứa aflatoxin:
1. Nấm tai mèo
Nấm tai mèo chứa một lượng lớn protein và cellulose. Tuy nó không có độc tố nhưng sau một thời gian dài, nó có thể biến chất để tạo ra các độc tố sinh học tương tự, hoặc sinh ra các vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn và nấm.
2. Đũa
Bản thân đũa không phát triển chất gây hại, nhưng khi chúng ta sử dụng đũa tre, gỗ để ăn các loại thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao như đậu phộng và ngô. Trong khe đũa đũa dễ dàng lưu trữ tinh bột, sinh ra nấm mốc. Vì vậy, sau khoảng 3-6 tháng sử dụng, hãy thay một bộ đũa mới.
3. Thớt gỗ
Giống như đũa, thớt ban đầu cũng không có hại, nhưng nếu nó không được làm sạch kịp thời, dư lượng thức ăn còn sót lại, độ ẩm sẽ trở thành môi trường tốt cho vi khuẩn xấu phát triển.
Rất nhiều gia đình sử dụng thớt gỗ, và các vết nứt trên chúng là nơi trú ẩn của vi khuẩn. Hãy sử dụng thớt đúng cách: Làm sạch thớt thường xuyên và ngay sau khi sử dụng, phơi khô ở nơi khô ráo, thông thoáng.
Nếu trên bề mặt thớt có nấm mốc màu xanh, hãy vứt bỏ ngay và mua một chiếc thớt mới.
4. Hạt đắng
Nếu bạn ăn phải hạt đắng, hãy nhổ nó ra và súc miệng kịp thời, bởi vì vị đắng của các loại hạt như hạt dưa, hạt hướng dương,... là aflatoxin được tạo ra trong quá trình nấm mốc. Ăn thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ ung thư gan.
5. Sản phẩm chế biến từ đậu không rõ nguồn gốc
Để giảm chi phí, một số người sử dụng hạt vừng, đậu phộng và thậm chí cả hạt vừng và đậu phộng hư hỏng để làm bột mè và bơ đậu phộng, mà đậu phộng hư hỏng có chứa aflatoxin. Và sản phẩm chế biến này khó xác định hơn so với đậu phộng mốc.
6. Gạo quá hạn sử dụng
Đừng nghĩ rằng bạn có thể nấu chín gạo để tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn có hại. Sự thật là gạo rất dễ bị biến chất và phát triển aflatoxin.
7. Thực phẩm tinh bột mốc
Aflatoxin được tìm thấy trong thực phẩm bị mốc, đặc biệt là trong thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao, chẳng hạn như đậu phộng và ngô. Các loại tinh bột chứa chất gây ung thư gan trong môi trường nhiệt độ cao và ẩm ướt.
Để bảo vệ sức khỏe, hãy tránh xa aflatoxin bằng những cách sau:
- Rửa tay thường xuyên: Ngoài thực phẩm, nhiều thứ trong cuộc sống có thể bị nhiễm aflatoxin, và rửa tay là cách cơ bản nhất để tránh xa độc tố.
- Cố gắng không tích trữ thức ăn: Cách hiệu quả nhất để tránh aflatoxin là tiêu diệt và phòng ngừa nấm mốc từ thực phẩm. Không nên tích trữ thực phẩm trong nhiều ngày.
- Vứt bỏ những thứ bị mốc: Hãy kiên quyết vứt bỏ những thực phẩm bị mốc, rửa bằng nước hay cắt bỏ phần mốc không thể tiêu diệt hoàn toàn aflatoxin.