Chỉ nên quấn tã cho bé sau khi mọi nhu cầu của em bé như bú sữa, thay tã, gần mẹ đã được đáp ứng nhưng bé vẫn không chịu nằm yên. Nếu em bé đã được quấn tã nhưng vẫn cau mày, nhăn mặt hay nắm chặt tay thì chứng tỏ bé vẫn còn cần thứ gì đó. Không nên dùng phương pháp quấn tã hoặc quấn chăn cho bé để làm trẻ hết khóc hoặc khi việc chăm sóc trẻ trở nên bất tiện. Tiếng khóc chính là thứ duy nhất bé có thể dùng để thông báo cho người khác rằng bé cần gì đó. Không nên quấn tã quá thường xuyên. Các nghiên cứu đã cho thấy những bé thường xuyên bị quấn tã được cho ăn ít hơn, bú ít hơn dẫn đến nhẹ cân hơn những bé không quấn tã. Nguyên nhân là vì khi bị quấn tã, bé ít thức giấc hơn và cũng như buồn ngủ nhanh hơn trong khi bú. Trẻ sơ sinh cần được cho ăn từ 8-12 lần trong ngày để tránh mất nước. Chế độ cho ăn này cũng cần thiết cho bà mẹ để có thể tái sản xuất sữa cho con. Em bé cần được tiếp da với mẹ để điều chỉnh thân nhiệt, nhịp tim, thở, sản sinh hooc-môn và tạo ra sự liên kết giữa mẹ và con. Vì vậy chỉ nên quấn tã cho bé khi thực sự cần thiết. Cần quấn tã vừa đủ để bé có cảm giác được ôm ấp. Không nên quấn tã quá chặt mà phải để cho bé không gian để cử động. Em bé rất cần vận động để phát triển khả năng điều khiển cơ bứt và hệ thân kinh cũng như để máu được lưu thông tới tất cả các chi. Bé bị quấn tã quá chặt quanh ngực cũng có nguy cơ viêm phổi và viêm đường hô hấp trên. Ngoài ra cử động chân tay của bé cũng là một trong những tín hiệu cho thấy bé đang đói. Quấn tã đúng cách là khi bé vẫn có thể cử động được hông và chân. Nếu chân bé luôn ở trong trạng thái bị duỗi thẳng trong tã thì có thể bé sẽ bị loạn sản xương hông dẫn đến thoái hóa khớp sớm, viêm khớp hông và đau chân kinh niên sau này. Lưu ý từ sau 1 tháng tuổi, chỉ nên quấn tã cho bé khi ngủ.Khi bé được quấn tã chỉ nên cho bé ngủ ở tư thế nằm ngửa. Đã có nhiều trường hợp bé bị đột tử khi quấn tã và ngủ sấp. Hơn nữa, các bậc cha mẹ cần hết sức lưu ý rằng từ khoảng 3 tháng tuổi, nhiều bé đã biết lật lẫy và nguy cơ đột tử sẽ tăng lên nhiều nếu bé bị quấn tã.
Chỉ nên quấn tã cho bé sau khi mọi nhu cầu của em bé như bú sữa, thay tã, gần mẹ đã được đáp ứng nhưng bé vẫn không chịu nằm yên. Nếu em bé đã được quấn tã nhưng vẫn cau mày, nhăn mặt hay nắm chặt tay thì chứng tỏ bé vẫn còn cần thứ gì đó.
Không nên dùng phương pháp quấn tã hoặc quấn chăn cho bé để làm trẻ hết khóc hoặc khi việc chăm sóc trẻ trở nên bất tiện. Tiếng khóc chính là thứ duy nhất bé có thể dùng để thông báo cho người khác rằng bé cần gì đó.
Không nên quấn tã quá thường xuyên. Các nghiên cứu đã cho thấy những bé thường xuyên bị quấn tã được cho ăn ít hơn, bú ít hơn dẫn đến nhẹ cân hơn những bé không quấn tã. Nguyên nhân là vì khi bị quấn tã, bé ít thức giấc hơn và cũng như buồn ngủ nhanh hơn trong khi bú. Trẻ sơ sinh cần được cho ăn từ 8-12 lần trong ngày để tránh mất nước. Chế độ cho ăn này cũng cần thiết cho bà mẹ để có thể tái sản xuất sữa cho con.
Em bé cần được tiếp da với mẹ để điều chỉnh thân nhiệt, nhịp tim, thở, sản sinh hooc-môn và tạo ra sự liên kết giữa mẹ và con. Vì vậy chỉ nên quấn tã cho bé khi thực sự cần thiết.
Cần quấn tã vừa đủ để bé có cảm giác được ôm ấp. Không nên quấn tã quá chặt mà phải để cho bé không gian để cử động. Em bé rất cần vận động để phát triển khả năng điều khiển cơ bứt và hệ thân kinh cũng như để máu được lưu thông tới tất cả các chi. Bé bị quấn tã quá chặt quanh ngực cũng có nguy cơ viêm phổi và viêm đường hô hấp trên. Ngoài ra cử động chân tay của bé cũng là một trong những tín hiệu cho thấy bé đang đói.
Quấn tã đúng cách là khi bé vẫn có thể cử động được hông và chân. Nếu chân bé luôn ở trong trạng thái bị duỗi thẳng trong tã thì có thể bé sẽ bị loạn sản xương hông dẫn đến thoái hóa khớp sớm, viêm khớp hông và đau chân kinh niên sau này. Lưu ý từ sau 1 tháng tuổi, chỉ nên quấn tã cho bé khi ngủ.
Khi bé được quấn tã chỉ nên cho bé ngủ ở tư thế nằm ngửa. Đã có nhiều trường hợp bé bị đột tử khi quấn tã và ngủ sấp. Hơn nữa, các bậc cha mẹ cần hết sức lưu ý rằng từ khoảng 3 tháng tuổi, nhiều bé đã biết lật lẫy và nguy cơ đột tử sẽ tăng lên nhiều nếu bé bị quấn tã.