Người bị bệnh hô hấp như: Viêm phổi, viêm mũi, viêm phế quản, viêm họng..., nên hạn chế uống trà đá bởi trà đá có tính lạnh, có thể kích thích niêm mạc vùng hầu họng và đường hô hấp. Uống nhiều trà đá sẽ khiến cho người đang mắc bệnh lại càng nặng hơn hoặc bệnh mãi không khỏi.
Người bị sỏi thận
Trà chứa oxalate, một chất khi kết hợp với canxi trong cơ thể có thể tạo ra các tinh thể nhỏ, dẫn đến sỏi thận. Đặc biệt, trà đen chứa hàm lượng oxalate cao hơn so với các loại trà khác. Uống trà đá thường xuyên có thể tăng nguy cơ hình thành sỏi thận, đặc biệt đối với những người có tiền sử hoặc nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.
|
Ảnh minh họa. |
Người đang đói
Uống trà sẽ ảnh hưởng đến dạ dày như viêm loét dạ dày, tá tràng... Nước trà sau khi vào cơ thể sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, dễ dàng hấp thụ một lượng lớn caffein vào cơ thể, gây chóng mặt, đánh trống ngực, yếu tay, run chân và các triệu chứng khác. Ngoài ra, uống trà đá khi bụng trống rỗng sẽ khiến cơ thể dễ nhiễm lạnh, ảnh hưởng hệ thống hô hấp, đặc biệt là phổi.
Những người khó ngủ, stress
Trà đá sẽ khiến tình trạng của bạn ngày càng tệ hơn, khó đi vào giấc ngủ, căng thẳng, khó giải tỏa. Đặc biệt là trẻ nhỏ và người già.
Người bị thiếu sắt
Các hợp chất tannin trong trà có thể ức chế khả năng hấp thụ sắt từ thực phẩm, đặc biệt là từ các nguồn sắt không phải từ động vật. Điều này có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu, đặc biệt ở những người đã có nguy cơ thiếu sắt, chẳng hạn như phụ nữ mang thai, trẻ em và người ăn chay.
Người bị cao huyết áp
Mặc dù trà xanh và trà đen đều có chứa các chất chống oxy hóa có lợi cho tim mạch, nhưng chúng cũng chứa caffeine – một chất kích thích có thể làm tăng nhịp tim và huyết áp. Đặc biệt, khi uống trà đá lạnh, cơ thể phải tiêu tốn nhiều năng lượng hơn để làm ấm, từ đó có thể làm tăng huyết áp ở một số người nhạy cảm.
Phụ nữ mang thai những tháng đầu
Các tannin trong trà xanh đôi khi có thể ảnh hưởng đến khả năng của máu trong việc hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết. Điều này đặc biệt đúng khi nói đến sự hấp thu sắt của máu. Các nghiên cứu đã mô tả rằng ở những người tiêu thụ trà xanh quá mức sẽ có sự hấp thụ sắt giảm đáng kể từ 20-25%.
Người có vấn đề về dạ dày và tiêu hóa
Trà chứa nhiều axit tannic, có thể kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit dịch vị hơn. Đối với những người bị viêm loét dạ dày, trào ngược axit hoặc viêm thực quản, việc uống trà đá, đặc biệt là khi đói, có thể làm tăng nguy cơ kích ứng và gây đau. Hơn nữa, nhiệt độ lạnh của trà đá cũng có thể gây co thắt dạ dày, làm triệu chứng tiêu hóa nặng hơn.
Lưu ý khi uống trà
Không pha trà với nước quá nguội hoặc quá nóng
Trà nên được pha ở nhiệt độ nhất định, lý tưởng là khoảng từ 56 - 62 độ C. Khi pha trà ở nhiệt độ cao, có thể gây ảnh hưởng đến hương vị của trà. Uống trà quá nóng có thể gây ảnh hưởng xấu đến hệ thống tiêu hóa. Bên cạnh đó, cũng không nên uống trà quá lạnh hoặc cho quá nhiều đá vào trà. Bởi trà lạnh sẽ gây đờm, dễ viêm đau họng, đặc biệt là vào mùa đông.
Không uống trà đã pha từ lâu
Trà cần được uống ngay sau khi bạn đã pha để đảm bảo hương vị trà là tuyệt nhất. Tuy nhiên, đa phần các quán trà đá vỉa hè đều pha sẵn trà từ lâu, các loại trà không rõ nguồn gốc. Trà để lâu, để qua đêm có thể gây ngộ độc, rối loạn tiêu hoá, nguy hiểm cho sức khoẻ.
Không uống trà sau khi ăn
Người Việt Nam thường có thói quen uống trà đặc sau bữa ăn. Vì cho rằng nước trà xanh giúp miệng sạch, giúp hỗ trợ tiêu hóa nhưng thực ra mọi thứ lại hoàn toàn ngược lại. Vì tannin trong lá trà kết hợp với thức ăn tạo nên những hợp chất khiến hệ thống tiêu hóa bị ứ đọng, thức ăn khó được hấp thụ, tăng nguyên nhân gây táo bón, tăng nguy cơ tích trữ các chất có hại cho cơ thể.