Quế. Là một gia vị phổ biến dùng để thêm hương vị và mùi thơm cho món ăn, quế còn là nguyên liệu có lợi để điều trị bệnh rong kinh kéo dài ở phụ nữ. Pha một muỗng cà phê bột quế với nước lạnh, uống 3 lần/ngày có thể giảm bớt sự mất máu. Uống trà quế cũng là lựa chọn sáng suốt. Bạn có thể thêm mật ong vào để tăng hương vị.Mùi tây, vị thuốc giảm rong kinh. Uống ít nhất 100ml nước ép mùi tây 3 lần/ngày, bạn sẽ cảm nhận chứng rong kinh giảm hẳn rõ rệt. Nên uống sau mỗi bữa ăn.Giảm rong kinh nhờ gừng. Gừng là loại thảo dược đa tác dụng dùng để trị rất nhiều bệnh tại nhà, trong đó có rong kinh. Gừng giúp điều chỉnh dòng chảy của máu từ cơ thể và giúp giảm bớt triệu chứng đau bụng và xương chậu đi kèm. Dùng gừng để chế biến thức ăn, hoặc uống trà gừng 4 lần/ngày giúp làm dịu các dây thần kinh. Thay vì thêm đường hoặc sữa, nên thêm mật ong để dễ uống. Nên uống khi trà còn ấm.Canh cá trê ngải cứu: Cá trê 300g, ngải cứu 100g, hồng hoa 12g, bột đậu đen 120g, trần bì 6g. Cá trê làm sạch, cho vào nồi cùng bột đậu đen. Ngải cứu, hoa hồng, trần bì cho vào túi vải mỏng, thêm 600ml nước, đun nhỏ lửa, khi các thứ trong túi vải nhừ bỏ ra, phần còn lại chia 3 lần ăn trong ngày. Ăn khoảng 15 ngày.Cháo hạt sen, vải, táo đỏ: Hạt sen 70g, long vải 40g, táo đỏ 20g, gạo tẻ 50g, nước, đường đủ dùng. Gạo vo sạch, hạt sen bóc vỏ, bỏ tâm, rửa sạch, táo đỏ bỏ hạt. Cho hạt sen và gạo vào nấu thành cháo, sau đó cho táo đỏ, long vải vào đun tiếp 30 phút nữa, nêm đường vào là chín nhừ. Mỗi ngày dùng một thang, chia làm 2 lần và ăn liên tục trong 5 ngày. Món ăn có tác dụng bổ khí, dưỡng huyết, điều kinh, chữa rong huyết do khí hư.Móng giò hầm nhân sâm: Móng giò heo 1 cái, nhân sâm 5g, rượu gia vị, xì dầu, nước đủ dùng. Móng giò bỏ lông, rửa sạch chặt đôi. Cho móng giò, nhân sâm vào nồi hầm đến khi móng giò chín nhừ thì cho rượu, gia vị, xì dầu vào đun sôi là dùng được. Ăn trong vòng 5 ngày, mỗi ngày ăn 1 lần. Món này có tác dụng bổ huyết, điều kinh. Những người bị rong huyết, thời kỳ kinh nguyệt máu kinh ra nhiều nên dùng.Canh thịt dê nấu với kỷ tử: Thịt dê 300g, kỷ tử 30g, gừng, hành, gia vị, nước đủ dùng. Thịt dê rửa sạch, thái miếng nhỏ. Cho thịt dê, câu kỷ, gừng vào nồi, đổ nước đun đến khi thịt dê chín nhừ, cho hành hoa, nêm gia vị vào là dùng được. Ăn 10 ngày liên tục, mỗi ngày ăn 1 thang. Món ăn có tác dụng bồi bổ sức khỏe, bổ thận, những người bị rong huyết do thận hư nên dùng.Đậu xanh nấu với đường trắng: Đậu xanh 200g, đường trắng, nước đủ dùng. Đậu xanh vo sạch, xát vỏ nấu chín nhừ rồi nêm đường vào. Ăn trước kỳ kinh 10 ngày, mỗi ngày ăn 1 thang. Món này có tác dụng giải nhiệt, khô miệng, chữa rong kinh do khí huyết hư.
Quế. Là một gia vị phổ biến dùng để thêm hương vị và mùi thơm cho món ăn, quế còn là nguyên liệu có lợi để điều trị bệnh rong kinh kéo dài ở phụ nữ. Pha một muỗng cà phê bột quế với nước lạnh, uống 3 lần/ngày có thể giảm bớt sự mất máu. Uống trà quế cũng là lựa chọn sáng suốt. Bạn có thể thêm mật ong vào để tăng hương vị.
Mùi tây, vị thuốc giảm rong kinh. Uống ít nhất 100ml nước ép mùi tây 3 lần/ngày, bạn sẽ cảm nhận chứng rong kinh giảm hẳn rõ rệt. Nên uống sau mỗi bữa ăn.
Giảm rong kinh nhờ gừng. Gừng là loại thảo dược đa tác dụng dùng để trị rất nhiều bệnh tại nhà, trong đó có rong kinh. Gừng giúp điều chỉnh dòng chảy của máu từ cơ thể và giúp giảm bớt triệu chứng đau bụng và xương chậu đi kèm. Dùng gừng để chế biến thức ăn, hoặc uống trà gừng 4 lần/ngày giúp làm dịu các dây thần kinh. Thay vì thêm đường hoặc sữa, nên thêm mật ong để dễ uống. Nên uống khi trà còn ấm.
Canh cá trê ngải cứu: Cá trê 300g, ngải cứu 100g, hồng hoa 12g, bột đậu đen 120g, trần bì 6g. Cá trê làm sạch, cho vào nồi cùng bột đậu đen. Ngải cứu, hoa hồng, trần bì cho vào túi vải mỏng, thêm 600ml nước, đun nhỏ lửa, khi các thứ trong túi vải nhừ bỏ ra, phần còn lại chia 3 lần ăn trong ngày. Ăn khoảng 15 ngày.
Cháo hạt sen, vải, táo đỏ: Hạt sen 70g, long vải 40g, táo đỏ 20g, gạo tẻ 50g, nước, đường đủ dùng. Gạo vo sạch, hạt sen bóc vỏ, bỏ tâm, rửa sạch, táo đỏ bỏ hạt. Cho hạt sen và gạo vào nấu thành cháo, sau đó cho táo đỏ, long vải vào đun tiếp 30 phút nữa, nêm đường vào là chín nhừ. Mỗi ngày dùng một thang, chia làm 2 lần và ăn liên tục trong 5 ngày. Món ăn có tác dụng bổ khí, dưỡng huyết, điều kinh, chữa rong huyết do khí hư.
Móng giò hầm nhân sâm: Móng giò heo 1 cái, nhân sâm 5g, rượu gia vị, xì dầu, nước đủ dùng. Móng giò bỏ lông, rửa sạch chặt đôi. Cho móng giò, nhân sâm vào nồi hầm đến khi móng giò chín nhừ thì cho rượu, gia vị, xì dầu vào đun sôi là dùng được. Ăn trong vòng 5 ngày, mỗi ngày ăn 1 lần. Món này có tác dụng bổ huyết, điều kinh. Những người bị rong huyết, thời kỳ kinh nguyệt máu kinh ra nhiều nên dùng.
Canh thịt dê nấu với kỷ tử: Thịt dê 300g, kỷ tử 30g, gừng, hành, gia vị, nước đủ dùng. Thịt dê rửa sạch, thái miếng nhỏ. Cho thịt dê, câu kỷ, gừng vào nồi, đổ nước đun đến khi thịt dê chín nhừ, cho hành hoa, nêm gia vị vào là dùng được. Ăn 10 ngày liên tục, mỗi ngày ăn 1 thang. Món ăn có tác dụng bồi bổ sức khỏe, bổ thận, những người bị rong huyết do thận hư nên dùng.
Đậu xanh nấu với đường trắng: Đậu xanh 200g, đường trắng, nước đủ dùng. Đậu xanh vo sạch, xát vỏ nấu chín nhừ rồi nêm đường vào. Ăn trước kỳ kinh 10 ngày, mỗi ngày ăn 1 thang. Món này có tác dụng giải nhiệt, khô miệng, chữa rong kinh do khí huyết hư.