Những lưu ý cơ bản mà người “nghiện” mỳ ăn liền cần ghi nhớ

Google News

Mọi người đều biết mỳ ăn liền không tốt cho sức khỏe nhưng vì nhiều lý do, nhiều người vẫn ăn thường xuyên. Vậy bạn hãy tham khảo cách ăn sao cho tốt nhất.

Mỳ ăn liền là nguyên nhân gây ra suy dinh dưỡng và bệnh tật
Mới đây, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) vừa công bố tình trạng trẻ em Đông Nam Á bị thiếu dinh dưỡng và các vi chất cần thiết cho sự phát triển do lạm dụng mỳ ăn liền.
Với đặc điểm tiện lợi, rẻ tiền và ngon miệng, nhiều người đã chọn mỳ ăn liền làm món ăn thường xuyên cho cả gia đình bất chấp việc trong thành phần của nó dư thừa chất béo, muối, đường và các chất phụ gia khác mà ít các chất dinh dưỡng thiết yếu, chất xơ...
Được biết, mỗi năm, người Việt tiêu thụ khoảng 5,2 tỷ gói mỳ ăn liền, đứng thứ 5 trong số các quốc gia ăn nhiều mỳ ăn liền nhất thế giới.
Nhiều người cho biết họ đã "nghiện" mỳ tôm, không ăn thấy nhớ không chịu nổi nên khó mà bỏ được.
Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm - Nguyên Phó Viện trưởng viện Dinh dưỡng Quốc Gia, mỳ ăn liền vốn được chế biến theo phương pháp chiên, tích nhiều dầu mỡ gây béo dễ dẫn đến các bệnh béo phì, tim mạch, loãng xương.
Nhung luu y co ban ma nguoi “nghien” my an lien can ghi nho
UNICEF báo động tình trạng trẻ em suy dinh dưỡng do mỳ ăn liền ở Đông Nam Á.
Cách ăn mỳ ăn liền an toàn nhất
Để làm giảm tác hại của mỳ ăn liền bạn không nên áp dụng cách nấu mỳ theo chỉ dẫn trên bao bì. Bác sĩ Lâm khuyên nên đun sôi nước, trần mỳ rồi đổ ra để ráo; tiếp tục nấu nước lần 2 và cho mỳ đã chín sơ vào chế biến.
Bằng cách này, lượng chất béo và một số chất dinh dưỡng không tốt đã bị biến đổi trong vắt mì sẽ giảm được phần nào.
Gói gia vị mỳ có rất nhiều chất béo không tốt cho cơ thể cùng quá nhiều muối, bột ngọt... Vậy nên bạn hãy vứt bỏ nó đi, nếu muốn giữ lại thì chỉ nên cho khoảng 1 nửa vào để giữ vị.
"Mỗi vắt mỳ nên thêm khoảng 150gr rau xanh như cải ngọt, xúp lơ, cải xanh, giá đỗ... Việc thêm rau vào bữa ăn sẽ làm cho lượng lớn các chất béo được cuốn theo rau ra ngoài cơ thể. Từ đó sẽ hạn chế được thấp nhất những tác hại chính mà vắt mỳ gây ra", bác sĩ Lâm khuyên.
Để bữa ăn có thêm dinh dưỡng, mỗi vắt mỳ nên bổ sung từ 25-30gr chất đạm như thịt bò, thịt lợn hoặc tôm...
Theo Minh Khôi / Đời sống & Pháp luật

>> xem thêm

Bình luận(0)