Tăng cường hệ miễn dịch
Ăn trái dứa với lượng vừa đủ hàng ngày giúp bạn nạp trên 130% vitamin C cần thiết cho cơ thể, từ đó giúp tăng cường sức khỏe cho hệ miễn dịch của cơ thể, giúp giảm bệnh tật. Cụ thể, khi đi vào cơ thể vitamin C kích thích hoạt động của bạch cầu và nó như chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác động xấu của các gốc tự do.
|
Ảnh minh họa. |
Chống ung thư
Các nhà nghiên cứu trước đây phát hiện ra rằng bromelain có đặc tính chống ung thư. Enzyme có thể kích hoạt apoptosis, một quá trình giết chết các tế bào gây ung thư trong khi vẫn giữ được các tế bào khỏe mạnh.
Kiểm soát bệnh viêm khớp
Tác dụng nổi bật nhất của trái dứa đó chính là việc giúp giảm tình trạng viêm cơ và khớp. Điều này do trong trái chứa chứa loại enzyme proteolytic có tên là bromelain, có tác dụng giúp phá vỡ protein phức tạp đồng thời chống viêm hiệu quả, vì vậy giúp giảm triệu chứng viêm khớp hiệu quả.
Ngăn ngừa hen suyễn
Dứa chứa beta-carotene có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn. Trái cây thúc đẩy sức khỏe tốt hơn bằng cách giải độc cơ thể và chống viêm.
Cung cấp Vitamin C
Vitamin C được biết đến rộng rãi vì cung cấp một số lợi ích sức khỏe. Nó giúp cải thiện các chức năng miễn dịch và cung cấp cho dứa khả năng ngăn chặn nhiễm trùng do virus và vi khuẩn.
|
Ảnh minh họa. |
Bạn cũng có thể sử dụng loại trái cây này để điều trị các tình trạng da. Vitamin C có thể tăng tốc độ chữa lành vết cháy nắng hoặc da khô và bị kích thích.
Cải thiện tiêu hóa
Thêm dứa vào chế độ ăn uống có thể giúp cải thiện tiêu hóa bằng cách phá vỡ protein thành peptide và a xít amin. Trái cây này cung cấp chất xơ, nước và chất điện giải. Nó cũng làm giảm viêm loét đại tràng và trào ngược axit.
Giảm stress
Bên cạnh việc cải thiện tiêu hóa, ăn dứa cũng có thể cải thiện tâm trạng. Cũng có báo cáo về lợi ích của dứa giúp giảm trầm cảm và lo lắng. Trái cây cung cấp a xít amin tryptophan, hỗ trợ sản xuất serotonin hoặc hoóc môn hạnh phúc.
Một số mẹo dân gian chữa bệnh bằng quả dứa
Dứa được dùng trong các trường hợp viêm nhiệt, tiểu tiện khó khăn, đại tiện táo bón, sỏi thận, tiểu tiện có mủ.
Viêm thận: 60g quả dứa, rễ cỏ tranh tươi 30g, sắc uống thay nước hàng ngày.
Viêm phế quản: 120g quả dứa, mật ong 30g, lá tỳ bà 30g, sắc uống.
Sỏi thận: 1 quả dứa chín nguyên quả vỏ hoặc khoét ở cuống một lỗ nhỏ bằng ngón tay cho vào khoảng 7 - 8g phèn chua giã nhỏ rồi đậy lại. Đem quả dứa đó nướng chín trên than đỏ hoặc lùi vào lửa cho cháy xém hết vỏ, dứa chín mềm. Để nguội, ép lấy nước (bỏ bã) để uống. Mỗi ngày 1 trái.
Nam suy thận, nữ lãnh cảm uống ngày 3 lần nước dứa ép (150ml) với món súp gồm 100g chim câu, 15g hạt sen và 10 quả táo tàu đỏ hầm nhừ sau 30 phút. Ăn 3 lần ngày, liên tục 2 tuần.
Viêm ruột, tiêu chảy: lá dứa 30 gam sắc uống.
Cảm nóng phiền khát: 1 quả dứa giã nát lấy nước, hòa nước sôi để nguội uống.
Rối loạn tiêu hóa: 1 quả dứa, 2 quả quýt, ép lấy nước uống.
Lưu ý:
Cần lưu ý rằng quả dứa thích hợp hơn cho người trẻ khỏe và có thể hiện các chứng táo chướng do nhiệt. Ngược lại không dùng cho trường hợp do hư hàn thấp. Dân gian có câu nói: “Trái thơm (quả dứa) ngon miệng, nhưng mệt bụng”. Nghĩa là nếu bộ phận tiêu hóa có hư hàn thấp, hay gây đau bụng đi ngoài nhiều lần, lỏng nát, có bọt vàng thì không lạm dụng.
Không nên ăn nhiều một lúc gây rát lưỡi, nên ăn lúc no để tránh cồn ruột. Ăn nhiều dứa không những gây rát lưỡi, xót môi mà do thơm cũnggiàu acid oxalic; nếu hàm lượng oxalic quá cao sẽ khiến cơ thể bị thiếu hụt canxi.
Nên ăn trái tươi, còn nguyên vẹn, không dập nát, ủng thối.