PGS Nguyễn Văn Kính cho biết, sốt có nhiều loại vi rút gây ra gồm có vi rút đường hô hấp như là cúm, vi rút đường ruột dẫn tới bệnh tay - chân - miệng. Các bệnh vi rút do muỗi truyền như sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản B...
Mỗi bệnh do căn nguyên khác nhau thì có bệnh cảnh lâm sàng khác nhau. Sốt xuất huyết do vi rút Dengue gây nên, với bệnh cảnh là sốt cao liên tục, kéo dài trong vòng từ hai đến 7 ngày, có biểu hiện xuất huyết dưới nhiều hình thức khác nhau, tiểu cầu hạ, nặng hơn có thể dẫn tới sốc. Có thể dựa vào các bệnh cảnh lâm sàng và xét nghiệm để phân biệt.
|
Ảnh minh họa. |
Đối với phụ nữ mang thai, PGS Kính cho biết bệnh sốt xuất huyết không dẫn tới dị dạng thai nhi. Tuy nhiên trong những hợp bị sốt xuất huyết nặng, xuất huyết nội tạng thì phụ nữ mang thai có nguy cơ bị sẩy thai hoặc đẻ non.
Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh chỉ dùng paracetamol: Paracetamol độc với gan, thận nhưng tính độc này chỉ xảy ra khi dùng liều rất cao (15 g/ngày với người lớn) và hoặc/ lâu dài hay khi dùng cùng với nhiều rượu (rượu làm cạn kiệt nguồn glutathion để chuyển hóa paracetamol thành chất không độc).
Còn khi dùng với liều điều trị (thấp hơn nhiều so với liều trên) trong thời gian ngắn (2-5 ngày để hạ sốt) thì paracetamol không gây độc cho cả người lớn lẫn trẻ em. Liều dùng trong điều trị sốt xuất huyết: Một lần: 15 mg/kg thể trọng (750 mg cho người 50 kg). Một ngày: 2-3 lần (1.500 mg-2.250 mg).
Không được dùng các thuốc hạ sốt có chứa aspirin vì khi bị sốt xuất huyết uống aspirin sẽ gây chảy máu. Vì aspirin ngăn sự tập kết tiểu cầu, chống đông máu nên làm cho việc chảy máu do sốt xuất huyết gây ra không cầm được nhất là xuất huyết đường tiêu hóa. Kết quả làm cho bệnh trầm trọng thêm.
Đặc biệt đối với trẻ em tuyệt đối không được dùng thuốc có chứa aspirin vì aspirin là yếu tố thúc đẩy gây hội chứng Reye (phù não và suy gan nhiễm mỡ với tỷ lệ tử vong khoảng 30-50%, nếu sống sót cũng để lại di chứng tổn thương não vĩnh viễn). Aspirin làm tăng độ acid vốn thấp ở dạ dày trẻ, gây bỏng rát viêm đường tiêu hóa, nặng hơn gây xuất huyết đường tiêu hóa.
Trên thị trường có các loại thuốc cấm (bán không cần đơn) trong thành phần thường có chứa kháng viêm không steroid. Ví dụ biệt dược: alaxan chứa kháng viêm không steroid (ibuprofen). Tránh dùng nhầm các loại biệt dược loại này vì các kháng viêm không steroid gây ngưng tập kết tiểu cầu nên cũng làm cho việc chảy máu trong sốt xuất huyết .
Ưu tiên bù dịch bằng đường uống: Người bệnh sốt xuất huyết rất nhạy cảm, dễ bị sốc phản vệ. Nếu sốt xuất huyết ở độ I đầu độ II cần ưu tiên bù dịch bằng đường uống (oresol).
Vấn đề mất nước trong sốt xuất huyết dengue được nhiều người quan tâm, chúng ta phải hiểu không phải sốt xuất huyết dengue gây mất nước. Đây là sự nhầm lẫn khá lâu dài. Bệnh dù nặng dù nhẹ vẫn không có mất nước trên lâm sàng. Cân nặng không giảm, da không khô, một số tế bào nội tạng thừa nước thấy được trên siêu âm. Thường và đa số bệnh nhân sốt xuất huyết dengue là đủ và thừa nước, đã đủ nước ngay lúc mới bắt đầu truyền dịch cấp cứu.
Khi bệnh nhân có biểu hiện sốc dengue cần truyền dịch vì lúc này bệnh nhân bị giảm thể tích tuần hoàn máu vì albumin trong máu thoát quản ra khỏi lòng mạch. Nước bình thường ra vào giữa lòng mạch với các mô và tế bào, nay không trở vào lòng mạch cho đủ nhu cầu, bởi một số lớn albumin hiện diện ngoài lòng mạch. Bệnh siêu vi dengue gây thoát quản huyết tương, không phải là bệnh mất nước. Đây là điểm mấu chốt, quan trọng để sớm thay đổi tư duy điều trị.
Khi bị sốt xuất huyết không được dùng kháng sinh. Nhiều người nghĩ dùng kháng sinh nhằm làm yếu vi rút không đúng. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho kháng thể tiêu diệt vi rút bằng cách thực bào nhưng lại làm cho vi rút phát triển nên việc dùng kháng sinh không có ý nghĩa. Hơn nữa, trong sốt xuất huyết, máu bị cô đặc, dùng nhiều kháng sinh bao vây sẽ làm cho nồng độ kháng sinh máu cao, dễ gây tai biến.