Tim đập nhanh là triệu chứng tim đột nhiên đập dồn dập, thường ít nhất là 100 nhịp/phút. Khi tim đập quá nhanh, việc bơm máu đến các bộ phận của cơ thể sẽ kém hiệu quả. Nhịp tim cao hơn mức bình thường thì nhu cầu oxy cũng tăng cao. Vếu bạn không cung cấp đủ oxy, rất dễ dẫn đến nhồi máu cơ tim gây nguy hiểm đến tính mạng.
|
Chứng tim đập nhanh có thể là bẩm sinh hoặc gây ra bởi một số bệnh. |
Nguyên nhân của chứng bệnh này có thể do bẩm sinh và hoặc điều kiện ngoại cảnh tác động như uống nhiều rượu, cocaine hay mất cân bằng điện giải.
Tuy nhiên, đôi khi tim đập nhanh có thể là một dấu hiệu của vấn đề sức khỏe nghiêm trọng tiềm ẩn, chẳng hạn như tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp) hay nhịp điệu bất thường (loạn nhịp tim).
Nếu như để tình trạng tim đập nhanh kéo dài mà không thăm khám để tìm ra nguyên nhân và cách chữa trị, sức khỏe của bạn sẽ nằm ngoài tầm kiểm soát với vô vàn bệnh sau:
Huyết áp giảm. Nếu tim đập rất nhanh, huyết áp sẽ giảm. Ngoài ra, nhiều khả năng sẽ phát triển các vấn đề tim từ chứng tim đập nhanh này.
Đột quỵ. Nếu nhịp tim đập quá nhanh, tim rung thay vì đập đúng cách có thể gây ra các cục máu đông hình thành. Nếu cục máu đông bị vỡ rời, nó có thể đi lạc đến các bộ phận khác và cản trở một động mạch não, gây ra cơn đột quỵ. Điều này làm thiệt hại một phần của bộ não hoặc dẫn đến tử vong.
Suy tim. Suy tim là trạng thái bệnh lý, trong đó cơ tim mất khả năng cung cấp máu theo nhu cầu cơ thể, lúc đầu xảy ra khi gắng sức rồi sau đó là cả khi nghỉ ngơi. Vì vậy, cần làm mọi cách để kiểm soát chức năng tim mạch của bạn.
|
Hãy kiểm soát tình trạng tim đập liên hồi để không xảy ra tình trạng xấu với sức khỏe. |
Để tránh tình trạng tim đập nhanh, bạn có thể làm một vài bài kiểm tra sau:
Xét nghiệm máu. Giúp xác định liệu các vấn đề về tuyến giáp hoặc các chất khác có thể là yếu tố góp phần vào nhịp tim quá nhanh của bệnh nhân hay không. Xét nghiệm máu cũng có thể phát hiện liệu có thiếu máu hoặc có gặp vấn đề về chức năng thận hay không. Điện giải trong huyết thanh cũng có thể được kiểm tra để xác định mức độ natri và kali trong đó.
Điện tâm đồ (ECG). Là bài kiểm tra ghi lại các xung điện làm cho tim đập nhanh. Các xung sẽ được hiển thị trên màn hình và bác sĩ sẽ phát hiện có sự bất thường nào trong nhịp tim khiến nó đập nhanh bất thường.
Theo dõi Holter. Màn hình Holter là một thiết bị di động ghi lại tất cả những hoạt động của tim trong vòng 24 đến 72 giờ. Thiết bị nhỏ này được đặt trong quần áo, sau đó bác sỹ sẽ lấy kết quả và chẩn đoán bệnh chính xác.
Chụp X – quang. Chụp X – quang có thể được thực hiện để xem kích thước và hình dạng của trái tim để giúp xác định cấu trúc tim bất thường.
Siêu âm tim. Cho thấy hình ảnh chi tiết của cấu trúc tim và chức năng. Sóng siêu âm được truyền đi, và tiếng tim được ghi lại để lấy kết quả chẩn đoán bệnh.